Trung Quốc đang có kế hoạch xây dựng hàng chục phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp ba và một phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp bốn trong vòng 5 năm tới, trong bối cảnh nước này đang bị các nhà điều tra xem xét khả năng virus corona có thể rò rỉ từ một phòng thí nghiệm ở Vũ Hán, Trung Quốc hay không.

Embed from Getty Images

Tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc hiện có kế hoạch thành lập 25 đến 30 phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 3 và một phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp 4, tờ Financial Times đưa tin.

Viện Virus học Vũ Hán là nơi có phòng thí nghiệm an toàn sinh học cấp bốn bị cáo buộc tiến hành cái gọi là nghiên cứu tăng cường chức năng của virus. Giám đốc phòng thí nghiệm đó, Yuan Zhiming, đã trình bày chi tiết về những thiếu sót về an toàn của các phòng thí nghiệm Trung Quốc trong một đánh giá năm 2019.

“Một số phòng thí nghiệm sinh học cấp cao không đủ kinh phí hoạt động cho các quy trình thường xuyên nhưng quan trọng”, Yuan viết, theo Financial Times. “Do nguồn lực hạn chế, một số phòng thí nghiệm sinh học cấp 3 hoạt động với chi phí cực kỳ tối thiểu, hoặc trong một số trường hợp là không có chút nào (để đảm bảo an toàn).”

Theo Chỉ số An ninh Y tế Toàn cầu, Trung Quốc có mức độ đáp ứng an toàn sinh học ở mức “trung bình” so với mức “cao” của Hoa Kỳ. Quốc gia này đã thông qua luật mới để cải thiện an toàn sinh học vào năm ngoái và vào tháng 1 năm 2020, các phòng thí nghiệm an toàn sinh học cất giữ và nghiên cứu các mẫu Sars-Cov-2 đã được lệnh không tiết lộ thông tin về virus mà không có sự cho phép của chính phủ, tờ Financial Times đưa tin.

Lý thuyết rò rỉ phòng thí nghiệm đã trở nên ngày càng đáng tin ở Hoa Kỳ cũng như tại các nước khác trong vài tuần qua, sau khi một báo cáo của Wall Street Journal tiết lộ rằng ba nhà nghiên cứu tại một phòng thí nghiệm virus học ở Vũ Hán đã xuất hiện các triệu chứng tương tự như COVID-19 vào cuối năm 2019 – tức thời điểm trước đại dịch. 

Tuy vậy, điều này vẫn chưa được chứng minh, cũng như các giả thuyết khác nhau về cách lần đầu tiên virus lây nhiễm sang người thế nào vẫn đang còn tranh cãi.

“Chúng tôi không biết cụ thể là điều gì đã xảy ra, nhưng rất nhiều dữ liệu có thể đã bị phá hủy hoặc biến mất, vì vậy sẽ rất khó để chứng minh chắc chắn trường hợp “tăng cường chức năng” (thay đổi DNA để tăng chức năng bằng cách đưa vào tế bào gốc của loài khác) là nguyên nhân của đại dịch”, Richard Dearlove, cựu lãnh đạo cơ quan tình báo MI6 của Vương quốc Anh, nói với Telegraph.

Nghiên cứu về tăng cường chức năng, vốn liên quan đến việc thay đổi và tăng lực cho virus, đang gây tranh cãi.

Tuy nhiên, có hay không có bất kỳ bằng chứng vật chất nào trong tay có thể không còn quan trọng. “Dù sao thì chúng tôi sẽ không bằng mọi giá vào đó và tìm kiếm các bằng chứng. Cũng không quan trọng liệu nó có ở đó hay không,” cựu trưởng đơn vị CIA ở Moscow Daniel Hoffman, một cộng tác viên của Fox News, cho biết hôm thứ Năm. “Người Trung Quốc sẽ không cung cấp cho chúng ta bằng chứng đâu, mà quan trọng là phải có bằng chứng cùng thời điểm đó.”

Tiến Minh (theo Fox News)

Xem thêm: