Cơ quan chức năng Trung Quốc đã huy động gần 30.000 cảnh sát tham gia vào hoạt động phong tỏa thành phố Tây An, không cho 13 triệu dân ra ngoài trong nhiều ngày, và đưa hàng ngàn người ra ngoại ô cách ly trong đêm.

Ngày 2/1 ở tỉnh Thiểm Tây Trung Quốc có thêm 92 trường hợp COVID-19 (viêm phổi Vũ Hán) mới đã được xác nhận, trong đó có đến 90 trường hợp ở Tây An.

Từ khi thành phố Tây An bị phong tỏa vào ngày 23/12 đến nay đã hơn 10 ngày. Tình trạng thiếu lương thực ở một bộ phận người dân trong số hơn 10 triệu người bị cách ly ngày càng nghiêm trọng. Có nhiều người đã đăng video trên Internet than oán và cầu cứu: thiếu lương thực, bị bệnh không được điều trị, trong khi trái cây và rau quả bán giá trên trời…

Ví dụ, có người đã khoe rất vất vả mua được chút rau và trái cây cộng với vài hộp sữa mà tốn 1120 RMB (hơn 4 triệu tiền Việt Nam). Một người dân khác nói trong video: “Hãy nhìn những gì bạn có thể mua với 200 RMB: 10 quả ớt chưa đến 40 RMB, 6 quả cà chua là 40 RMB, 2 bắp cải là 40 RMB, và 3 cây xà lách là 40 RMB, một ít hành lá tốn 40 RMB, 4 củ cải trắng tốn 40 RMB, người bán rau phát tài nhờ quốc nạn”.

Thậm chí có những trường hợp người dân sống trong cùng khu tòa nhà đã dùng những tài sản khác để đổi lấy thực phẩm vì nhu cầu cấp thiết: đổi các sản phẩm như thuốc lá và điện thoại di động Apple… để lấy gạo.

p3072641a692982432
Đổi các sản phẩm như thuốc lá và điện thoại di động Apple… để lấy gạo. (Nguồn: MXH)

Cô Wang, một cư dân của Tây An cho biết: “Ở Tây An mọi thứ đều được trao đổi, do vấn đề cung ứng lương thực không kịp thời nên vì nhu cầu cấp bách phải lấy tài sản khác để đổi lấy lương thực thiết yếu từ người trong cùng khu vực tòa nhà”.

Đài Á châu Tự do (RFA) dẫn trường hợp cảnh những người xếp hàng để mua bánh bao tại một khu vực thuộc Tây An. Người dân địa phương cho biết tất cả các cửa hàng ăn uống đều không được mở, chỉ còn một số cửa hàng bán bánh bao còn được mở. Một ông cụ bị cảnh sát chặn lại khi ra ngoài tìm thức ăn, ông cụ đã khóc xin: “(Cảnh sát nói) cụ cần gạo, dầu hay muối cũng sẽ gửi cho cụ, cụ đã cho ai? Tôi sẽ gửi cho cụ vào sáng mai. Ông cụ (khóc): “Bây giờ tôi không có gì để ăn…”.

Lên án ưu tiên lương thực cho cán bộ công chức

Trong một thông tin được truyền thông nhà nước Trung Quốc đưa tin, cho biết vào chiều ngày 29/12 tại số 23 đường Thượng Phác quận Tân Thành – Tây An có nhiều xe chở rau, trái cây và thịt đi vào trong khu cộng đồng có khoảng 180 hộ gia đình… Nhưng cư dân mạng đã tìm kiếm trên Internet và phát hiện ra rằng “Khu dân cư số 23 đường Thượng Phố” là ký túc xá của đại biểu Nhân đại tỉnh Thiểm Tây và gia đình của các công chức chính quyền thành phố Tây An. Mọi người đã chỉ trích các quan chức được hưởng các đặc quyền trong thời gian xảy ra dịch bệnh.

Đài RFA dẫn lời một cư dân của Tây An cho biết, các món ăn được phân phối cho các gia đình quan chức rất phong phú, trong khi người dân thường chỉ có rau: “Họ (quan chức) được chu cấp lương thực phong phú, dân thường đâu được thế? Thứ tôi nhận được là một bắp cải, một quả bí xanh, 4 quả ớt xanh, 3 củ tỏi, 1 miếng gừng, 2 cây hành lá, 3 củ khoai tây, 2 củ hành tây”.

Vào chiều thứ Sáu tuần trước (ngày 31/12/2021), Chính quyền tỉnh Thiểm Tây đã tuyên bố tại một cuộc họp báo về công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh COVID-19 ở tỉnh rằng tổng cộng 41.000 cảnh sát đã được huy động làm nhiệm vụ cho công tác phòng chống và kiểm soát dịch COVID-19 ở tỉnh, trong đó riêng ở Tây An là hơn 29.000 cảnh sát phục vụ phong tỏa…

Dịch bệnh khó kiểm soát, tin đồn bắt lập cam kết “0 ca nhiễm”

Theo tờ Báo chiều Tây An đưa tin, tỉnh ủy Tây An đã miễn nhiệm chức vụ bí thư và phó bí thư quận Nhạn Tháp đối với 2 người là Vương Bân và Nhạn Thi Việt, đúng như tin lan truyền trên mạng trước đó. Chức bí thư quận do Phó thị trưởng Tây An Dương Kiến Cường kiêm nhiệm.

Ngoài thông tin trên, tin lan truyền còn cho biết, sau khi Tây An tổ chức cuộc họp khẩn, đã “yêu cầu các quận lập ‘quân lệnh trạng’ (cam kết thực hiện), trong 3 ngày các khu cộng đồng phải không có ca nhiễm”. 

Trong thời tiết giá lạnh đêm giao thừa, chính quyền Tây An đã đưa hơn 1000 người dân đến “cách ly ở nơi hoang hẻo lánh ngoại ô”, “không đưa ra bất cứ lý do gì liền bắt họ đi cách ly”, “ở đó không ăn không uống, không ai để ý chăm sóc”.

Cư dân mạng đăng bài viết trên Twitter nói “Quá độc ác! Quan chức vì để giữ ghế nên đã đem những người lây nhiễm ở khu vực mình và hơn 1000 người gọi là tiếp xúc gần đi cách ly ở ngoại ô…

Có người nói: “Vì sao lại đưa nhiều người như thế này ra ngoại ô đi cách ly trong đêm? Bởi vì ra khỏi quận Nhạn Tháp thì không phải là trách nhiệm của ông ta nữa, ông ta có quan tâm đến việc bạn bị nhiễm ở bên ngoài hay không?”

(Nội dung tweet: Tối qua ở Tây An, người ở một tòa nhà bị cưỡng chế lôi đi cách ly! Rất nhiều người quỳ xuống gào khóc xin tha, cả bầu trời Tây An là tiếng khóc, ngày Chủ Nhật bi thương của người Tây An …)

Học giả: Cơ quan chức năng chú trọng đảm bảo ổn định xã hội hơn

Ông Tian là học giả đến từ Thiểm Tây cho biết, tại Trung Quốc khi xảy ra những biến cố lớn thì chính quyền thường tập trung quan tâm sự cần thiết phải đảm bảo ổn định xã hội hơn là sinh kế người dân: “Từ năm 2004 đến nay, họ (chính phủ) từng bước tăng cường duy trì ổn định, ví dụ thành phố Tây An dường như chỉ có hơn 40.000 cảnh sát, nhưng trên thực tế ngoài cảnh sát còn có ban trật tự các khu phố và những người phụ trách các tòa nhà cùng rất nhiều cán bộ trật tự thôn, xã…”

Một người khác hiểu rõ về các biện pháp phòng chống dịch của cơ quan chức năng Trung Quốc nói với RFA rằng các biện pháp phòng chống dịch ở các vùng khác nhau của Thiểm Tây không chỉ đơn giản là ngăn chặn dịch: “Phương pháp phong tỏa hoàn toàn hồi năm ngoái nhắm vào Vũ Hán là nên làm, còn hiện nay với biến thể Omicron lây lan mạnh nhưng tỷ lệ tử vong và tỷ lệ bệnh nặng rất thấp, tôi cảm thấy việc phong tỏa Tây An lần này không hẳn là để ngăn chặn dịch bệnh mà chủ yếu để kiểm soát con người”.

Theo Tân Hoa Xã của Trung Quốc đưa tin hôm thứ Hai (3/1), ngày trước đó Trung Quốc đã xác nhận 161 trường hợp nhiễm COVID-19 mới, trong đó số ca mắc ở Tây An tỉnh Thiểm Tây giảm xuống còn 90 trường hợp.

Vào ngày 23/12, chính quyền Tây An đã thực hiện biện pháp phong tỏa nhằm ngăn dịch bệnh, đến nay đã phong tỏa hơn 10 ngày nhưng số ca bệnh mới hàng ngày luôn vượt quá 3 con số, đến nay vẫn chưa thấy dấu hiệu thuyên giảm. Theo thông báo chính thức, kể từ ngày 9/12 đến nay số ca tích lũy được xác nhận ở Tây An đã vượt quá 1.500 ca, trong đó chủ yếu là nhiễm biến thể delta.

Mộc Vệ (t/h)

Xem thêm: