Để hỗ trợ lấy mẫu xét nghiệm, mới đây “robot lấy mẫu ngoáy họng” do Trung Quốc phát triển đã được ra mắt tại Yên Đài, tỉnh Sơn Đông.

p3126591a857622607
Robot lấy mẫu ngoáy họng được ra mắt tại Yên Đài, tỉnh Sơn Đông đã thu hút được nhiều bàn tán của dư luận. (Ảnh cắt từ video).

Tổng hợp thông tin từ truyền thông Trung Quốc Đại Lục, robot lấy mẫu ngoáy họng đầu tiên đã ra mắt tại thành phố Yên Đài, tỉnh Sơn Đông cách đây vài ngày. Robot này do Viện nghiên cứu robot TsingkeJia tại Yên Đài và Phòng thí nghiệm cơ chế và thiết bị robot hiện đại của Đại học Thanh Hoa phát triển. Theo tuyên bố, mỗi người có thể hoàn thành việc lấy mẫu axit nucleic tự phục vụ chỉ trong 42 giây và nhấn mạnh rằng “sản phẩm hoàn toàn tự chủ về quyền sở hữu trí tuệ, và được nội địa hóa 100%”.

Một số cư dân mạng đã chia sẻ video cho thấy, một phụ nữ lấy điện thoại di động và đi đến trước vật vật thể hình hộp để quét mã QR cá nhân, sau khi xác nhận danh tính, lấy một dụng cụ chuyên dụng được cấp phát sử dụng một lần và tự đặt lên vị trí chỉ định trên hộp. Sau đó người dùng sẽ mở miệng để ngậm dụng cụ trong miệng, và làm theo lời nhắc bằng giọng nói của hệ thống robot để lấy mẫu, robot sẽ tự động thu thập và lưu trữ mẫu trong thiết bị đặc biệt.

Theo ông Lôi Chính Long (Lei Zhenglong), Phó giám đốc Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh thuộc của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, cho biết tại cuộc họp báo về dịch bệnh vào ngày 6/3, từ ngày 1/3 đến ngày 5/4, Trung Quốc có tổng số 176.455 ca nhiễm tại bản địa đã được báo cáo. Dịch bệnh liên quan đến 29 tỉnh thành, trong đó, tình hình dịch bệnh ở Thượng Hải và tỉnh Cát Lâm là nghiêm trọng nhất và vẫn đang tiếp tục leo thang. Thượng Hải đã báo cáo hơn 90.000 ca nhiễm, còn tỉnh Cát Lâm đã báo cáo hơn 60.000 ca.

Ông Mễ Phong, người phát ngôn viên của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, đã phải thừa nhận rằng sự gia tăng nhanh chóng các ca nhiễm tại bản địa Trung Quốc đã khiến tình hình trở nên “nghiêm trọng và phức tạp”. Tuy nhiên, ông nhấn mạnh cần tiếp tục kiên trì chính sách “zero COVID động” một cách không do dự, không dao động.

Tuy nhiên, bà Nhậm Thụy Hồng (Ren Ruihong), cựu Trưởng ban Cứu trợ Y tế của Tổ chức Chữ Thập Đỏ Trung Quốc, nói với VOA rằng rất khó đạt được “0 ca nhiễm” dựa trên các điều kiện quốc gia của Trung Quốc. “Ngoài đặc trưng là lực truyền nhiễm rất mạnh, nó còn có tính ẩn hình và có độ trễ (đang ủ bệnh). Có rất nhiều người bị nhiễm không có triệu chứng. Nhiều người bị nhiễm mà không biết mình bị nhiễm, do đó khả năng lây cho người khác là rất cao. Không thể kiểm tra tất cả mọi người trên toàn quốc mỗi ngày. Khi mà không cách nào làm được điều này, rất nhiều người nhiễm không có triệu chứng hoặc đang ủ bệnh đã lây lan virus ra ngoài.”