Vào tối ngày 10/12, một số lượng lớn sinh viên Đại học Y Trùng Khánh đã tập trung trước cổng trường và hô vang: “Phản đối phong tỏa tùy tiện, nhìn thẳng vào yêu cầu được về nhà chính đáng! Cần tự do, cần bình đẳng!”

bieu tinh dai hoc y trung khanh
Vào tối ngày 10/12, rất đông sinh viên đã tập trung tại cổng Đại học Y Trùng Khánh và hô vang “Tự do và bình đẳng!” (Ảnh chụp màn hình)

Vào ngày 10/12, tài khoản Twitter “Giáo viên Lý không phải là giáo viên của bạn” đã đăng một video cho biết vào tối cùng ngày, các sinh viên Đại học Y Trùng Khánh đã tập trung tại cổng trường để hô khẩu hiệu. Theo mô tả của sinh viên, do có sự phân tách quản lý giữa cơ sở cũ và cơ sở mới, nên sinh viên ở cơ sở mới được tự do về quê, trong khi cơ sở cũ liên tục chậm trễ không chịu mở cửa. Một số sinh viên nói rằng do nhà trường yêu cầu sinh viên lên tuyến đầu [phòng chống dịch] nên dẫn đến sinh viên bất mãn.

Đoạn video cho thấy rất đông sinh viên tụ tập trong đêm và hô vang khẩu hiệu, một nữ sinh dẫn đầu mọi người cùng hô theo, “Từ chối thực hiện các yêu cầu kiểm soát không thống nhất! Phản đối tùy tiện phong tỏa, nhìn thẳng vào yêu cầu được về nhà chính đáng! Nhìn thẳng vào 20 biện pháp phòng chống dịch bệnh hợp lý của quốc gia, cần tự do, cần bình đẳng!” 

Trong “Yêu cầu và tuyên bố của toàn thể nghiên cứu sinh loại hình chuyên nghiệp”, có tuyên bố rằng Đại học Y Trùng Khánh phớt lờ 20 quy định và 10 quy định mới trong phòng chống dịch bệnh của Trung Quốc, thực hiện áp đặt cứng nhắc một cách lười nhác. Trường đã bị đóng cửa quản lý khép kín trong thời gian dài, trong văn kiện được công bố ngày 9/12, không màng đến yêu cầu của sinh viên và không cho sinh viên trong trường ra vào. Tuy nhiên, giảng viên, người nhà và sinh viên cao học lâm sàng có thể tự do ra vào.

Ngoài ra, các sinh viên lâm sàng trong ký túc xá với các sinh viên làm thí nghiệm ở cùng với nhau, và có nguy cơ lây nhiễm cho nhau. Trường học trường kỳ đóng cửa kể từ đầu năm học, và sinh viên không thể ra ngoài trong một thời gian dài, không thể đáp ứng nhu cầu của cuộc sống bình thường. Đời sống trong trường thiếu thốn, không có siêu thị, chuyển phát nhanh không mở, căng tin duy nhất trong trường có thể cung cấp vật tư lại đẩy giá lên cao.

Bản “Yêu cầu và tuyên bố” đề cập, nếu bệnh viện kiên quyết yêu cầu nghiên cứu sinh chuyên nghiệp trở lại vị trí làm việc, thì phải làm rõ rằng nghiên cứu sinh không tự nguyện quay lại làm việc, yêu cầu những người có liên quan phụ trách bệnh viện và nhà trường phải đưa ra đơn đảm bảo và ký tên, bảo đảm nhiều điều kiện như an toàn cho nghiên cứu sinh sau khi trở lại làm việc, v.v.

Yêu cầu còn nhấn mạnh, nếu trường học và bệnh viện thống nhất bố trí đưa sinh viên về quê mà không bảo đảm quyền và lợi ích của họ, thì không nên chuyển dịch mâu thuẫn, trọng tâm sang cho các khoa và sinh viên. Nếu từ chối cho sinh viên về quê, thì người phụ trách ở các cấp như hiệu trưởng, trưởng khoa phải ký tên và chịu mọi rủi ro, gánh vác trách nhiệm về tất cả những rủi ro do sinh viên không thể về quê.

(Nội dung tweet: “Ảnh chụp các yêu cầu của sinh viên và hình ảnh hiện trường; Sinh viên chặn xe của giáo viên.”)

Phó hiệu trưởng của trường đã đến hiện trường biểu tình và nói rằng tất cả sinh viên có thể ra vào tự do, vì có quá nhiều người ra vào đã bị dương tính và đang hồi phục. “Nhưng ông vẫn thông báo hôm sau ra khỏi cổng trường vẫn phải xin nghỉ học, khiến học sinh tiếp tục phản đối.”

Cuối cùng, hiệu trưởng đã đứng ra nói rằng ông sẽ không truy cứu trách nhiệm và hứa sẽ bảo vệ sinh viên. Nhưng nếu sinh viên muốn về quê, thì phải thảo luận với bệnh viện và ủy ban y tế. Trưa mai ông sẽ trả lời sinh viên, nếu không có câu trả lời, sinh viên có thể tiếp tục đến đây phản đối.

Sau đó, một số cư dân mạng nói thêm rằng sinh viên ở cơ sở cũ cũng được tự do về quê. Nhưng hầu như tất cả sinh viên năm cuối đều đang chuẩn bị thi tuyển sinh sau đại học và thực tập. Những nghiên cứu sinh chuyên nghiệp thì đang thực tập trong bệnh viện, còn nghiên cứu sinh lâm sàng đang trong thời gian thực tập tại phòng thí nghiệm, nên không được tự do về quê.

Một nghiên cứu sinh sau đại học tự xưng đến từ Đại học Y Trùng Khánh cho biết, tối hôm đó nhà trường tổ chức một cuộc họp trực tuyến cho học sinh, tuyên bố sẽ “làm cho mọi người dần dần đều bị dương tính hết”. Nhưng trong thời gian cách ly, nhà trường từng yêu cầu những học sinh dương tính với COVID xin lỗi mọi người.

(Nội dung tweet: “Về sau phó hiệu trưởng ra mặt và nói rằng toàn thể sinh viên có thể tự do ra vào, khôi phục lại [ra vào của] chuyển phát nhanh.
Tuy nhiên sau đó vẫn thông báo rằng ra khỏi trường cần xin phép nghỉ, dẫn đến sinh viên tiếp tục kháng nghị.”)

(Nội dung tweet: “Cuối cùng hiệu trưởng ra mặt và nói không truy cứu việc sinh viên biểu tình, hứa sẽ bảo vệ sinh viên.
Nhưng việc về quê thì cần phải nói chuyện với bệnh viện.
Trưa ngày mai sẽ có câu trả lời cho sinh viên, nếu không có câu trả lời, sinh viên có thể tiếp tục đến kháng nghị.“)

(Nội dung tweet: “Cuối cùng có cư dân mạng bổ sung thông tin: Sinh viên của cơ sở cũ cũng có thể về quê, nhưng vì mọi người hoặc là cần thi nghiên cứu sinh, hoặc là cần làm việc ở bệnh viện / phòng nghiên cứu, nên cơ bản không cách nào tự do về quê.“)

 

(Nội dung tweet: Cư dân mạng nói thêm về hiện trạng các nghiên cứu sinh của Đại học Y Trùng Khánh.”

“Xin chào, tôi là nghiên cứu sinh của Đại học Y Trùng Khánh. Tối nay họ tổ chức một cuộc họp trực tuyến cho chúng tôi, và nói rằng chúng tôi nên xông pha tuyến đầu khi đại nạn ập đến. Nếu vẫn cảm thấy bản thân còn là học sinh, thì chính là do chưa được giáo dục đến nơi đến chốn, không trải qua những chuyện này thì không thể trở thành một bác sĩ tài năng. Họ nói rằng sẽ dần dần để mọi người đều bị dương tính hết, đồng thời biểu dương những y bác sĩ tại các bệnh viện khác bị dương tính đã mang virus đến chỗ làm, và yêu cầu họ ngày mai bắt đầu quay lại làm việc. Trong thời gian phong tỏa còn xảy ra một chuyện ngu ngốc là yêu cầu các học sinh bị dương tính xin lỗi mọi người. Có video tôi sẽ tìm cách gửi cho bạn.”)

Về vấn đề này, một số cư dân mạng bình luận:

“ĐCSTQ thích làm những việc lợi dụng lợi ích xã hội để bắt cóc lợi ích cá nhân.”

“Các y tá, bác sĩ nên hiểu rõ sự phản bội và tước đoạt chăm sóc y tế của Ủy ban Y tế dành cho các y bác sĩ.”

“Lúc thì cấm ra ngoài kẻo lây bệnh, lúc lại nói phải cố gắng cho mọi người đều bị lây nhiễm, rốt cuộc thì não dùng để làm gì vậy…” 

“Tiền thưởng chuyên cần cho y tá, bác sĩ nghỉ ốm đã hết, lương cũng bị trừ, nên không dám đòi!”

“ĐCSTQ luôn như vậy, trải qua quá nhiều chuyện, cũng đã thành vận động viên già mất rồi.”

“Bia đỡ đạn! Dùng xong thì bỏ!”

Sau vụ hỏa hoạn ở Tân Cương vào cuối tháng trước, người dân ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu, Thành Đô và các nơi khác đã xuống đường biểu tình phản đối các biện pháp phòng chống dịch zero-COVID của Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Chính sách phòng dịch đã được giới chức nới lỏng, thậm chí gần đây chính quyền đã đưa ra 10 biện pháp mới nhằm tối ưu hóa công tác phòng chống dịch,

Tuy nhiên, các cuộc biểu tình khác nhau tại các trường đại học khắp Đại Lục vẫn tiếp diễn. Vào ngày 4, 5, 6 và 7/12, các cuộc biểu tình trong khuôn viên trường học đã diễn ra tại Đại học Vũ Hán, Đại học Công nghệ Nam Kinh, Đại học Y khoa An Huy và Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc.