Gần đây, giới truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) liên tục đưa ra các bài viết chỉ trích vắc-xin phương Tây không an toàn, đi cùng là ca ngợi vắc-xin Trung Quốc an toàn hơn và khuyên nên dùng vắc-xin Trung Quốc. Về vấn đề này, một số tổ chức truyền thông ngoài Trung Quốc chỉ ra rằng việc sử dụng cách tấn công đối thủ để quảng bá vắc-xin của mình là rất nguy hiểm.

vac xin covid 19 2
(Ảnh: shutterstock)

Những ngày gần đây giới quan chức ĐCSTQ và cơ quan ngôn luận Thời báo Hoàn Cầu của họ đã liên tục chỉ trích vắc-xin của Pfizer ở Mỹ và BioNTech ở Đức là “không an toàn”, cho biết rằng “Na Uy hiện chỉ có 25.000 người tiêm chủng vắc-xin Pfizer nhưng đã gây 23 trường hợp tử vong, đó là tỷ lệ rất lớn”. Thời báo Hoàn Cầu cũng không quên quảng bá việc cung cấp vắc-xin rẻ và dễ dàng ở Trung Quốc, đồng thời kêu gọi các nước “nên tiêm vắc-xin Trung Quốc, thêm lựa chọn là thêm cơ hội”.

Chuyên gia: Không có nghiên cứu đối chứng (control study)

Đáp lại tuyên bố của phía Trung Quốc, ngày 20/1, Washington Post và Reuters đưa tin vào rằng đây là động thái cố tình “khuấy động” nhân lúc các chuyên gia của WHO vào Trung Quốc để điều tra nguồn gốc của virus.

Dữ liệu mới nhất cho thấy vắc-xin Pfizer đạt tỷ lệ hiệu quả là 95% trong giai đoạn cuối của thử nghiệm lâm sàng, trong khi hiệu quả của vắc-xin của công ty Sinovac chỉ đạt 50,4% trong thử nghiệm giai đoạn cuối ở Brazil.

Trên Đài Á châu Tự do (RFA), giáo sư đã nghỉ hưu Lý Thúc Hậu (Tun-Hou Lee) tại Trường Y tế Công cộng Đại học Harvard chỉ ra, trong trường hợp không có nghiên cứu đối chứng (control study), trường hợp ở Na Uy không thể chứng minh tính ưu việt của vắc-xin Trung Quốc. “Nếu vắc-xin Trung Quốc đến được với những người ở Na Uy thì sẽ không thành vấn đề sao? Bởi vì chúng ta chưa từng làm bất cứ điều gì như thế này nên chúng ta không thể so sánh. Na Uy có bối cảnh đặc biệt, và không dùng vắc-xin Trung Quốc thì cũng không biết”.

Thực tế những trường hợp thiệt mạng của người già ở Na Uy sau khi tiêm vắc-xin không phải là bí mật, bởi gần đây người phát ngôn Steinar Madsen của Bộ Y tế Na Uy cũng cho biết nguyên nhân vụ việc cần được điều tra thêm.

Theo ghi nhận ngày 14/1 của Cơ quan Y tế Cộng đồng Na Uy, 23 người cao tuổi đã tử vong khi tiêm vắc-xin cho 48.000 người có nguy cơ cao, chủ yếu là người cao tuổi trong viện dưỡng lão. Giám đốc CamillaStoltenberg của Cơ quan Y tế Cộng đồng Na Uy cũng trả lời truyền thông rằng, có điều cần hiểu là trong các viện dưỡng lão Na Uy mỗi ngày trung bình có 45 người chết, vì vậy cái chết của 23 người già sau khi tiêm vắc-xin không nhất thiết định liên quan đến vắc-xin.

Tạp chí Le Point: Đánh lạc hướng nghi ngờ về vắc-xin là nguy hiểm

Liên quan đến bài xã luận trên Thời báo Hoàn Cầu của ĐCSTQ cáo buộc phương Tây giữ im lặng trong cái chết của 23 người Na Uy liên quan đến vắc-xin của Pfizer, một bài báo trên tờ tạp chí Le Point của Pháp hôm 20/1 đã chỉ ra rằng, điều đã bị bỏ qua là giới khoa học các nước dân chủ luôn có tính độc lập, khiến dữ liệu được phân tích rất minh bạch; các nước dân chủ cũng được hưởng truyền thông tự do, giúp họ dễ dàng hơn để phanh phui mọi vụ bê bối, nhưng những giá trị đó không có ở Trung Quốc Đại Lục dưới sự thống trị của ĐCSTQ. Đặc điểm đó mới là lý do chính khiến cộng đồng quốc tế lo ngại hơn đối với vắc-xin của công ty Sinovac Trung Quốc.

Bài viết cũng cho biết bắt đầu từ năm 2020, người dân Trung Quốc đã liên tục được tiêm vắc-xin sản xuất tại Trung Quốc, có vẻ như Bắc Kinh đã vượt qua vạch đích của cuộc đua vắc-xin và đang ở vị trí dẫn đầu. Tuy vậy, vì vắc-xin Trung Quốc không công bố kết quả thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, trong khi dữ liệu dịch bệnh được công bố ở Trung Quốc không ngừng có tình trạng mâu thuẫn, không thể không khiến người dân lo lắng hơn về tính an toàn của vắc-xin Trung Quốc.

Do đó tờ Le Point cho rằng việc “sử dụng cách công kích đối thủ để đánh lạc hướng nghi ngờ về vắc-xin của chính mình là khá nguy hiểm”.

Tiểu Khuê, Vision Times

Xem thêm: