Năm ngoái, Trung Quốc Đại lục từng bùng nổ dịch cúm gia cầm H7N9 vô cùng nghiêm trọng, kết quả là 40% người bị nhiễm đã thiệt mạng. Giới truyền thông Mỹ tiết lộ, trong thời gian hơn một năm sau đó, chính phủ Trung Quốc đã vi phạm thỏa thuận liên quan của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khi từ chối cung cấp mẫu virus cho các cơ quan chức năng liên quan của Mỹ để nghiên cứu vắc-xin và phương pháp điều trị. Trong bối cảnh cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung, các nhà khoa học lo ngại vấn đề trao đổi thông tin y tế quan trọng này gặp nhiều trở ngại.

Embed from Getty Images

Năm 2013, một loại virus H7N9 mới lần đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc đại lục, đây là loại virus gây bệnh nguy hiểm đã đột biến dưới một dạng mới, không chỉ lây nhiễm đối với gia cầm mà còn lây sang người (Ảnh: Getty Images) 

Tờ New York Times Mỹ đưa tin, hơn một năm qua chính phủ Trung Quốc đã luôn từ chối cung cấp mẫu virus cúm gia cầm H7N9 đang biến đổi nhanh chóng cho phía Mỹ để nghiên cứu vắc-xin điều trị. Cùng với tranh chấp thương mại Mỹ -Trung tiếp tục, các nhà khoa học lo ngại rằng những trao đổi thông tin y tế quan trọng này cũng rơi vào bế tắc.

Thông tin chỉ ra hoạt động trao đổi y tế này từ trước đến nay đều căn cứ theo quy định của WHO để thực hiện. Nhưng bất kể các quan chức chính phủ cũng như các tổ chức nghiên cứu của Mỹ nhiều lần đưa ra yêu cầu, hơn một năm qua Trung Quốc vẫn không cung cấp mẫu virus cúm H7N9.

Trong năm 2013, một loại virus H7N9 mới đầu tiên xuất hiện ở Trung Quốc, đây là chủng biến dị mới gây bệnh nguy hiểm, không chỉ lây nhiễm đối với gia cầm mà còn lây sang người.

New York Times chỉ ra, thực tế tỷ lệ gây tử vong do virus này là 40%. Nhưng cho đến nay loại virus này dường như không dễ lây lan ở người; phần lớn người dân bị nhiễm virus này là những người chưa từng tiếp xúc với gia cầm sống, hay từng đến những nơi bán gia cầm sống.

Trong năm 2016-2017, loại virus này bùng nổ nghiêm trọng ở Trung Quốc Đại lục, tại Trung Quốc số trường hợp nhiễm H7N9 tăng vọt, thông tin chỉ ra có 766 trường hợp. Vì vậy mà các nhà khoa học Mỹ hy vọng được nghiên cứu sự tiến hóa của virus này, có nghĩa là họ cần có mẫu virus cúm từ Trung Quốc.

Nhân viên y tế Liên bang Mỹ cho biết, Mỹ cần các mẫu virus H7N9 để nghiên cứu phát triển vắc-xin và phương pháp điều trị. Chuyên gia bệnh truyền nhiễm Michael Callahan tại Đại học Harvard cũng cho biết trường hợp này “khác hoàn toàn việc thiếu nhôm và đậu tương”.

Theo thông tin cho biết, các chuyên gia đều đồng ý rằng một đại dịch toàn cầu tiếp theo có thể được bắt nguồn từ cúm, và virus H7N9 là một trong số đó. Tỷ lệ người thiệt mạng vì nhiễm virus này khoảng 40%, và người Mỹ buộc phải tìm cách ngăn ngừa.

Theo hiệp ước của WHO, các nước thành viên phải “kịp thời chuyển mẫu cúm có thể gây đại dịch” cho trung tâm nghiên cứu được chỉ định. Nhưng thông tin cho rằng các nhà khoa học thuộc Bộ Nông nghiệp Mỹ đang gặp khó khăn trong việc lấy mẫu cúm từ Trung Quốc. Hiện nay, do chính phủ Trung Quốc không muốn hợp tác, có ít nhất bốn tổ chức tham gia vào nghiên cứu này của Mỹ chỉ có thể thực hiện nghiên cứu dựa vào mẫu H7N9 xuất hiện tại Đài Loan hay Hồng Kông.

Thông tin cũng đề cập rằng tờ New York Times đã yêu cầu Đại sứ quán Mỹ tại Trung Quốc nhờ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc đáp ứng, nhưng họ vẫn chưa trả lời.

Andrew C.Weber, người giám sát chương trình Dịch tễ học của Lầu Năm Góc thời Tổng thống Mỹ Barack Obama cho biết, loại virus này là một mối đe dọa tiềm ẩn nguy hiểm cao đối với con người, việc không ngay lập tức chia sẻ với mạng lưới phòng thí nghiệm toàn cầu của WHO “là đáng xấu hổ”. Nếu Trung Quốc không cung cấp mẫu virus cho quốc tế, “nhiều người có thể bị thiệt mạng oan uổng”.

Rick A.Bright, Trưởng bộ phận Nghiên cứu và Phát triển Y tế sinh vật (BARDA) thuộc Ban nghiên cứu và phát triển vắc-xin của Bộ Y tế và Dịch vụ công (HHS) của Mỹ cho biết, dịch cúm lây lan nhanh hơn nhiều so với bất kỳ loại bệnh nào khác, không có lý do gì để cản trở sự tiến bộ của nghiên cứu liên quan đến vắc-xin và phương pháp điều trị, ông chỉ ra “mỗi phút đều vô cùng quan trọng”.

Huệ Anh

Xem thêm: