Các ông chủ lớn của Alibaba là Jack Ma và Joseph Tsai rõ ràng không đủ khả năng mua máy bay riêng của họ. Bởi vì để có thể mua họ phải vay từ Credit Suisse, mặc dù kể từ năm 2017 đến nay họ đã rút được từ cổ phiếu hơn 5 tỷ USD Mỹ (USD) tiền mặt. Nhưng số tiền mặt đã đi đâu? Số tiền có thực sự tồn tại? Không lẽ họ cất tiền trong ngân hàng và phải xin phép Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) mới có thể lấy ra? Nói cách khác, có thể xem số tiền đó là tiền của họ?

shutterstock 1404202517
Jack Ma của Alibaba (Ảnh: Frederic Legrand – COMEO/ Shutterstock)

Kyle Bass, người sáng lập và giám đốc đầu tư của Hayman Capital Management, tin rằng “các danh hiệu tỷ phú của Joseph Tsai và Jack Ma là do ĐCSTQ trao cho họ. Thế giới đã vô số lần chứng kiến ​​và nhận ra rằng dưới sự cai trị của ĐCSTQ thì mọi thứ đều có thể dễ dàng thay đổi nhanh chóng”.  

Kyle Bass nói rằng một bí ẩn mà thế giới bên ngoài không thể ngờ là Jack Ma và Joseph Tsai “phải vay từ ngân hàng phương Tây để thỏa mãn cuộc sống xa hoa”. Ông viết: “Rất có thể mỗi USD mà những người giàu Trung Quốc có được nhờ bán cổ phiếu phải nằm trong tầm kiểm soát của ĐCSTQ”.

Các phương tiện truyền thông đưa tin họ đã thông qua Alibaba gửi yêu cầu phỏng vấn Jack Ma và Joseph Tsai để xác nhận vấn đề này, nhưng chỉ được liên kết với một trang web bình luận do Alibaba công bố trước đó. Người phát ngôn của Tập đoàn Alibaba cho biết, việc các tỷ phú ở Trung Quốc sử dụng cổ phiếu làm tài sản thế chấp cho các khoản vay mua máy bay là “chuyện thường”. Họ cũng nhấn mạnh Jack Ma không còn là giám đốc điều hành của Alibaba.

Người phát ngôn của Alibaba viết: “Trong nhiều bản tin vẫn thường thấy các thế chấp cổ phiếu của những giám đốc điều hành công ty lớn của Mỹ, chẳng hạn như Elon Musk của Tesla và Larry Ellison của Oracle; và theo xác minh sơ bộ từ các tài liệu công khai của các công ty lớn như Amazon, Bank of America, Bristol Myers Squibb, General Electric, Netflix, và cả Walmart, cho thấy rõ ràng là nhiều công ty không cấm các giám đốc điều hành thế chấp cổ phiếu”.

Nhưng theo Ryan McMorrow của Financial Times, “Cầm cố cổ phiếu là khi các ngân hàng chấp nhận cổ phiếu làm tài sản thế chấp cho các khoản vay và bên cho vay giữ quyền sở hữu cổ phiếu, đây là cách làm đầy rủi ro nên đa số doanh nghiệp tại Mỹ đều hạn chế đối với quản lý cấp cao của họ. Mọi động thái mang cổ phiếu thế chấp sẽ làm trầm trọng thêm tình trạng sụt giảm giá cổ phiếu của công ty”.

Tờ Financial Times cho rằng Jack Ma và Joseph Tsai không có lựa chọn nào khác ngoài việc thế chấp số lượng lớn cái gọi là cổ phiếu trong Tập đoàn Alibaba trị giá 35 tỷ USD để mua những hàng hóa mà đối với các tỷ phú xem là tương đối rẻ, chẳng hạn như nhà sang trọng ở Hồng Kông, máy bay phản lực tư nhân và vườn nho Pháp. Nhiều ngân hàng phương Tây nổi tiếng như Goldman Sachs, Morgan Stanley, Credit Suisse và UBS cung cấp dịch vụ này có đang đặt tiền của khách hàng vào rủi ro từ ĐCSTQ không?

Jack Ma thông qua các công ty nước ngoài kiểm soát hơn một nửa số cổ phần của ông ta tại Alibaba để thực hiện các giao dịch cho vay và mua bán. Phải chăng ĐCSTQ đã cài người vào kiểm soát các công ty đó? Nếu không tại sao Jack Ma không thể kiếm được một số tiền nhỏ từ chúng để mua một chiếc máy bay riêng? Tại sao Tập đoàn Alibaba không chia cổ tức cho các cổ đông cấp cao, bao gồm Jack Ma và Joseph Tsai, để họ thỉnh thoảng có cơ hội kiểm soát quỹ? Các thông tin cho thấy Alibaba có lợi nhuận rất cao và có thể thực hiện điều này một cách dễ dàng.

“Alibaba không tạo ra cổ tức, bởi vì ĐCSTQ cần từng đồng USD ở lại Trung Quốc để có thể thao túng và hoạt động trên quy mô toàn cầu”, Bass viết trong một email. “Thế giới phải thấy rằng triển vọng toàn bộ nền kinh tế Trung Quốc phụ thuộc vào khả năng ĐCSTQ tiếp tục thu được USD một cách thụ động cũng như chủ động”. Điều này nghe giống như một kế hoạch Ponzi hơn.

(Chú thích: Thủ đoạn Ponzi là một phương thức gian lận tài chính bất hợp pháp xảy ra ở Mỹ vào đầu thế kỷ 20, phương pháp là dùng tiền của các nhà đầu tư sau để trả lợi nhuận ngắn hạn cho các nhà đầu tư ban đầu nhằm tạo ra ảo tưởng kiếm tiền. Ngày nay các biến thể của thủ đoạn lừa đảo kiểu Ponzi vẫn tồn tại trên thị trường tài chính).

“Đồng RMB chỉ chiếm 1,8% thanh toán tiền tệ xuyên biên giới toàn cầu (theo dữ liệu SWIFT)”, ông Bass tiếp tục. “Và gần như toàn bộ 1,8% này được thực hiện ở Hồng Kông”. SWIFT là một hệ thống viễn thông có trụ trở chính ở Bỉ, được các ngân hàng sử dụng để chuyển tiền quốc tế.

Các máy bay cá nhân mà Jack Ma và Joseph Tsai “mua” có cùng thương hiệu Gulfstream G650ER, được bán với giá khoảng 66,5 triệu USD, chưa bằng 1% tài sản ròng của Joseph Tsai là 11,2 tỷ USD, chỉ chiếm hơn một phần mười của 1% tài sản ròng 46,7 tỷ USD của Jack Ma. Như vậy, đâu đến mức vì mua một chiếc máy bay riêng cho mình mà họ phải vay ngân hàng.

Nhưng từ khi Tập đoàn Alibaba lên sàn chứng khoán vào năm 2014, Jack Ma và Joseph Tsai đã nhiều lần dùng cổ phiếu Alibaba của họ để thế chấp vay tiền. McMorrow cho rằng: “Vì hai cổ đông cá nhân lớn nhất của Alibaba là Jack Ma và Joseph Tsai đã sử dụng các khoản vay để giải phóng khối tài sản cá nhân khổng lồ của họ gắn liền với cổ phiếu của tập đoàn”. Ông cũng cho rằng chiếc máy bay tư nhân Gulfstream 650ER của Joseph Tsai đã được thế chấp cho Credit Suisse. Ngân hàng Thụy Sĩ này đã quảng bá Alibaba lên thị trường chứng khoán quốc tế và cũng cung cấp tín dụng cho một công ty vỏ bọc nước ngoài trước khi công ty này niêm yết cổ phiếu, sau đó công ty này đã hậu thuẫn Jack Ma mua dinh thự sang trọng ở khu thượng lưu Peak của Hồng Kông và hậu thuẫn Joseph Tsai mua máy bay tư nhân.

Hiện tượng “tỷ phú” của Alibaba cho thấy tòa nhà kinh tế dưới sự cai trị của ĐCSTQ ngày càng giống một sòng bạc.

Bass chỉ ra: “Vào năm 2018 khi Jack Ma buộc phải từ chức Chủ tịch Tập đoàn Alibaba, ông ta đã bị tước cổ phần VIE (thực thể có lãi suất thay đổi) và số cổ phần này đã được ‘trao’ cho 5 người không rõ danh tính, thật trùng hợp là họ lại trú cùng một địa chỉ từ xa tại Trung Quốc”. Nếu chính phủ có thể trực tiếp lấy tiền trong túi bạn, thì tiền đó không thực sự thuộc về bạn, đúng không?

Nhìn nhận từ sự nhiệt tình của ĐCSTQ đối với Jack Ma trong quá khứ cho đến thái độ lạnh nhạt hiện nay, có thể ông ta đang cố gắng rời khỏi Trung Quốc, dù ông ta mang quốc tịch Trung Quốc và là thành viên của ĐCSTQ. Vợ ông ta là Trương Anh (Cathy Ying Zhang) đã nhập quốc tịch Singapore, bà ta là giám đốc duy nhất của hai công ty trụ sở ở nước ngoài nắm giữ 60% cổ phần của Tập đoàn Alibaba. Theo thông tin, Jack Ma đã sử dụng số cổ phiếu này làm tài sản thế chấp cho các khoản vay. 

Financial Times chỉ ra, “Các chủ ngân hàng thường nói rằng giới giám đốc điều hành tại Trung Quốc thường cầm cố cổ phiếu huy động tiền mặt, với cách này họ sẽ không mất quyền kiểm soát công ty cũng như không gửi tín hiệu tiêu cực đến thị trường bằng cách bán cổ phiếu. Điều này gợi câu hỏi tại sao khác với các đối tác quốc tế của họ, các giám đốc điều hành của các công ty Trung Quốc lại ưa chuộng phương thức cầm cố cổ phiếu này? Phải chăng đây là cách giới ‘tỷ phú’ Trung Quốc lén dùng tài sản do ĐCSTQ kiểm soát?”

Một nhân viên ngân hàng được tờ Financial Times của Anh phỏng vấn nói rằng hình thức cầm cố cổ phiếu này thực sự là một công việc kinh doanh tốt cho ngân hàng và nó nuôi sống rất nhiều người. Ông ta nói: “Những người sáng lập ra những công ty lớn này có tài sản rất lớn, nhưng không phải bằng tiền mặt”.

Dường như điều này có vấn đề, vì người ta đồn rằng từ khi Alibaba lên sàn chứng khoán, vợ chồng Jack Ma và quỹ từ thiện của ông ta đã thu lợi khoảng 15,5 tỷ USD cổ phiếu Alibaba, hầu hết trong đó đã được bán sau năm 2016. Còn Joseph Tsai cũng đã bán được khoảng 5,4 tỷ USD. Ngày 2/7, công ty Alibaba tuyên bố rằng “Jack Ma không có khoản vay nào được bảo đảm bởi cổ phiếu Alibaba”, [tuy nhiên dù vậy] hàng tỷ USD thu lợi [kể trên] thừa mứa để mua máy bay riêng và nhà sang trọng. Vậy thì tại sao lại có nhiều khoản vay như vậy? Có lẽ lần này Bass lại đoán đúng: Jack Ma và Joseph Tsai hoàn toàn không kiểm soát được tài sản của họ?

Tháng 10 năm ngoái, có thể trong tâm trạng không tỉnh táo khiến Jack Ma đã lỡ miệng khi kêu gọi cải cách hệ thống tài chính của ĐCSTQ, cáo buộc các cơ quan quản lý kìm hãm sáng tạo, rằng các ngân hàng quốc doanh có “tâm lý tiệm cầm đồ” chứ không dựa vào “cam kết và bảo lãnh”.

Để trả đũa, chính quyền ĐCSTQ đã ra lệnh cho ông ta biến mất khỏi công chúng trong 3 tháng. Sau đó vào tháng 11, cơ quan giám sát chứng khoán của ĐCSTQ đã hủy bỏ đợt phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) trị giá 37 tỷ USD của Ant Financial, một công ty con của Alibaba. Đây vốn là sự kiện IPO lớn nhất trong lịch sử thế giới. Đến tháng 12, cơ quan quản lý buộc Ant Financial phải tổ chức lại theo luật chống độc quyền mới khiến định giá của công ty giảm hàng tỷ USD. Đây rõ ràng là động thái đôi bên cùng thiệt hại. Qua động thái này, Tập Cận Bình đã cho thế giới thấy ai mới là ông chủ thực sự, cũng cho thấy các tỷ phú Trung Quốc không phải là tỷ phú thực sự mà đã làm hại nền kinh tế Trung Quốc.

Tài sản của các “tỷ phú” dưới cai trị của ĐCSTQ không có gì để đảm bảo, họ không thể thực sự được kiểm soát một cách tự do, họ là những tỷ phú giả. Chính xác hơn, họ là những nhà quản lý tài chính của ĐCSTQ, thỉnh thoảng họ tìm ra một số cách sáng tạo để có được lượng tiền mặt tối thiểu nhằm bảo đảm cuộc sống xa hoa của họ.

Vậy thì, cần đặt câu hỏi về số tiền tài trợ 30 triệu USD của Joseph Tsai cho Đại học Yale vào năm 2016, và năm 2014 Đại học Harvard nhận được 350 triệu USD tài trợ từ một gia đình tỷ phú khác có thể liên kết với ĐCSTQ. Nếu các tổ chức học thuật hàng đầu của chúng ta không thể trả lời những câu hỏi này, thì công luận dựa vào đâu để có được thêm những câu trả lời công chính hơn về ĐCSTQ?

Anders Corr

Bản gốc: China’s ‘Billionaires’ Are Fake đã được xuất bản trên Epoch Times tiếng Anh.
(Bài viết thể hiện quan điểm của tác giả,  không nhất định phản ánh quan điểm của Epoch Times.)

Thông tin về các Tác giả:

Anders Corr nhận bằng cử nhân và thạc sĩ về khoa học chính trị tại Đại học Yale vào năm 2001, và vào năm 2008 có được bằng tiến sĩ về quản trị chính phủ của Đại học Harvard. Ông là chủ tịch của Corr Analytics Inc. và là nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị (the Journal of Political Risk). Quan tâm nghiên cứu của ông bao gồm Bắc Mỹ, châu Âu và châu Á. Ông đã viết “Sự tập trung quyền lực” (The Concentration of Power, sắp ra mắt vào năm 2021) và “Không xâm phạm” (No Trespassing), ông cũng chủ biên sách “Sức mạnh vĩ đại, chiến lược lớn” (Great Powers, Grand Strategies). Tài khoản Twitter của Anders Cole: @anderscorr.

Xem thêm: