Ngày 19/7, truyền thông Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) loan tin rằng Trung Quốc đã “bội thu” lương thực năm thứ 18 liên tiếp. Nhưng dữ liệu trong nửa đầu năm nay cho thấy, ĐCSTQ đã bằng mọi giá để nhập khẩu một lượng lớn lương thực. Trong khi Tổ chức Nông lương Liên Hiệp Quốc (LHQ) thì cảnh báo rằng các yếu tố như hạn hán và an ninh lương thực đã gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo.

shutterstock 283168115 e1626829617707
(Nguồn: Swapan Photography/ Shutterstock)

Báo cáo mới nhất do các tổ chức quốc tế như Tổ chức Nông lương LHQ và Chương trình Lương thực Thế giới cho biết, số người thiếu đói trên toàn thế giới năm 2020 vào khoảng 720 – 811 triệu, qua đó nhấn mạnh tình hình an ninh lương thực toàn cầu không lạc quan. Kể từ năm ngoái, giá các loại cây nông nghiệp chính trên toàn cầu tiếp tục tăng cao. Báo cáo cảnh báo khả năng xảy ra cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng.

Khủng hoảng nhân đạo hay thảm họa nhân đạo là tình trạng mà quyền sống cơ bản của con người bị đe dọa do xung đột vũ trang, thiên tai, thiếu lương thực. LHQ chịu trách nhiệm phối hợp và phát động các cuộc giải cứu tại các khu vực xảy ra khủng hoảng nhân đạo, với mục đích chính là cứu mạng người, giảm bớt bất hạnh và bảo vệ phẩm giá con người.

Ngoài thảm họa của dịch viêm phổi Vũ Hán (COVID-19) lây lan liên tục đang tác động đến chuỗi cung ứng lương thực và chuỗi công nghiệp toàn cầu, trong năm nay, hai vựa lúa quan trọng của thế giới là Mỹ và Brazil đều phải hứng chịu hạn hán nghiêm trọng, khiến giá cả lương thực toàn cầu leo thang và áp lực này đang không ngừng tác động đến đời sống của mọi người trên thế giới.

Mỹ là một trong những khu vực sản xuất lương thực lớn của thế giới, hiện nay đang là giai đoạn ngô nảy mầm và gieo trồng đậu tương. Nhưng khu vực phía tây nước Mỹ đang ở trong tình trạng hạn hán nghiêm trọng hiếm thấy trong lịch sử, gây ảnh hưởng lớn đến năng suất cây nông nghiệp.

Tương tự là Brazil, nơi được mệnh danh là “vựa lúa” của Nam Mỹ, cũng hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng kể từ tháng Năm. Điều này không chỉ khiến người dân địa phương đối mặt với nạn đói mà còn tiếp tục ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu của nhiều mặt hàng khác nhau. Tổ chức Cà phê Quốc tế dự đoán sản lượng cà phê Brazil giảm tới 30% trong giai đoạn 2021-2022.

Nhưng đối với Trung Quốc, ngày 19/7, kênh truyền thông CCTV của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã trích dẫn một báo cáo từ Cục Thống kê chỉ ra Trung Quốc bội thu lương thực trong vụ chiêm năm 2021 với tổng sản lượng đạt 145,82 triệu tấn, tăng 2,967 triệu tấn (2,1%) so với năm 2020. Đây là mùa bội thu lương thực vụ chiêm liên tiếp thứ 18. Thông tin dẫn dữ liệu cho biết, hơn 90% lương thực vụ chiêm của Trung Quốc là lúa mì, tổng sản lượng lúa mì vụ chiêm của Trung Quốc năm nay là 134,34 triệu tấn.

Tuy nhiên trên thực tế, ĐCSTQ lại cho nhập khẩu lương thực gia tăng đáng kể, nhiều người Trung Quốc có thể cảm thấy mọi chuyện bình thường, thậm chí giá thực phẩm giảm và họ mua dự trữ. Nhưng giá lương thực quốc tế cho thấy chúng đã tăng liên tục trong hơn một năm, do đó việc nhập khẩu lương thực quy mô lớn của Chính phủ ĐCSTQ có thể xem như là họ bất chấp chuyện giá cả.

Thông tin có thể biết được từ nền tảng truy vấn trực tuyến về thống kê hải quan của Trung Quốc là, lượng lương thực nhập khẩu chính của Trung Quốc đang tăng nhanh, cho thấy Trung Quốc đang điên cuồng mua thực phẩm từ thị trường quốc tế. Lý do đằng sau việc mua thực phẩm với quy mô lớn như vậy trong khi đã dồi dào thực phẩm chắc chắn không đơn giản.

Trong bài “Tập Cận Bình đã sẵn sàng cho chiến tranh? Phải cảnh giác với những tín hiệu kinh tế bất thường”, tác giả Nhậm Trọng Đạo của nhóm nghiên cứu Chính trị và Kinh tế Thiên Vận (Tian Jun) có nhận định, chuyện giá lương thực toàn cầu tăng vọt trong lần trước đó là vào năm 2011, gây ra bạo loạn ở hơn 30 quốc gia. Tại Trung Quốc, dân số ngày càng giảm, lương thực liên tục được “thu hoạch”, vì lẽ gì lại nhập khẩu lượng lớn lương thực?! 

Những năm gần đây, số lượng trẻ sinh mới ở Trung Quốc đã không ngừng giảm, kết quả của cuộc điều tra dân số Trung Quốc lần thứ 7 đã gây hoang mang. Bộ Chính trị của ĐCSTQ cũng rất hoang mang nên đã ra lệnh cho Cục Thống kê sửa đổi số liệu và hoãn công bố, đồng thời thảo luận các biện pháp đối phó, và cuối cùng đạt được nhất trí: mở chính sách 3 con.

Nhiều năm qua, Cục Thống kê Quốc gia của ĐCSTQ vẫn tuyên bố lương thực “bội thu”, tổng sản lượng ngày càng “tăng lên”, vậy mà dữ liệu của Hải quan Trung Quốc cho thấy số lượng lương thực nhập khẩu ròng (nhập khẩu trừ xuất khẩu) của Trung Quốc năm 2020 là 139 triệu tấn, tăng 29,9% so với năm 2019. Ngày 7/5 năm nay, dữ liệu do Hải quan Trung Quốc công bố cho thấy nhập khẩu lương thực của Trung Quốc từ tháng 1 – 4 là 50,79 triệu tấn, tăng 57,8% so với cùng kỳ năm ngoái, một tốc độ tăng cao hơn rất nhiều. Nếu cứ tốc độ này thì đến cuối năm nay Trung Quốc sẽ mua mất một nửa lượng lương thực của thế giới.

Ngày 11/8/2020, truyền thông ĐCSTQ công khai tuyên bố của ông Tập Cận Bình về việc ngăn chặn lãng phí thực phẩm, gọi đây là “chỉ thị quan trọng”. Vấn đề được chuyên gia Nhậm Trọng Đạo lưu ý rằng có thể đối với nhiều người, việc ông Tập Cận Bình lo lắng về những chuyện vặt vãnh như vậy là không bình thường. Nhưng nếu nhìn điều này từ quan điểm chuẩn bị cho chiến tranh, thì không có gì đáng ngạc nhiên. ĐCSTQ đã bắt đầu chuẩn bị kể từ khi đại dịch bùng phát vào năm ngoái. Một khi khắp thế giới yêu cầu đến vấn đề nhạy cảm: COVID-19 là gì? Nguồn gốc ở đâu? Thế thì thời khắc quan trọng đã đến!

Lý Chánh Hâm, Vision Times

Xem thêm: