Từ khi phong trào phản đối dự luật dẫn độ tại Hồng Kông bùng nổ đến nay, sau khi tỉ phú Hồng Kông Lý Gia Thành liên tiếp có 2 lần lên tiếng, đã bị truyền thông của đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) tấn công. Chuyên gia cho rằng, hai lần phát ngôn của ông Lý Gia Thành đều nhắm trúng chỗ hiểm của ĐCSTQ; giống như ông viết, “yêu tự do, yêu bao dung, yêu pháp trị” là kẻ thù không đội trời chung của ĐCSTQ, khiến ĐCSTQ thẹn quá hoá giận.

Lý Gia Thành
Tỉ phú Hồng Kông Lý Gia Thành.(Ảnh: Epoch Times)

Người Hồng Kông phản đối dự luật dẫn độ từ tháng 6 cho đến nay, không những không dừng lại, mà còn có xu thế mạnh mẽ hơn. Trong thời gian này, không ít nhân sĩ trong giới doanh nhân Hồng Kông dưới áp lực của ĐCSTQ, không những không dám biểu đạt thái độ, thậm chí còn bị bức ép đứng ra “ủng hộ cảnh sát”, tuy nhiên, ông Lý Gia Thành đã liên tiếp 2 lần lên tiếng, khiến cho chính quyền ĐCSTQ bất mãn.

Phát biểu về “ông chủ” của ông Lý Gia Thành như kim đâm vào ĐCSTQ

Ngày 8/9, ông Lý Gia Thành tham gia hoạt động tại Từ Sơn Tự Hồng Kông, tại đây, ông đã công khai lên tiếng khuyên nhủ: Hy vọng những người kháng nghị có thể nghĩ cho đại cục, còn người chấp chính có thể “võng khai nhất diện” đối với “chủ nhân của tương lai của chúng ta”.

Nhà bình luận thời sự Lâm Bảo Hoa hôm 18/9 đã chia sẻ với Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) rằng, ông Lý Gia Thành yêu cầu “võng khai nhất diện” (mở một lối thoát) đối với “ông chủ tương lai” của Hồng Kông, câu nói này “đã đắc tội sâu sắc với ĐCSTQ”, trong con mắt của ĐCSTQ, đảng mới là chủ nhân của quốc gia ĐCSTQ, sao lại có thể để cho người khác xen vào được chứ? Hơn nữa, Bắc Kinh đã coi người biểu tình Hồng Kông là “côn đồ”, để cho họ làm “ông chủ tương lai”, há chẳng phải là muốn lật đổ sự thống trị của ĐCSTQ hay sao?

Lâm Bảo Hoa cho biết, ông Lý Gia Thành biết rất rõ những lời này của ông có thể đem đến hậu quả nghiêm trọng, nhưng ông vẫn nói ra những lời mà người khác không dám nói, đây là “báo đáp cuối cùng đối với Hồng Kông” của một người 91 tuổi như ông.

Sau khi ông Lý Gia Thành phát biểu những ngôn luận nói trên, không những bị Uỷ ban Chính trị Pháp luật của ĐCSTQ chỉ trích “dung túng cho hành vi phạm tội”, mà còn bị cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ là Nhân dân Nhật báo và Tân Hoa Xã dùng ngòi bút tấn công, họ đem phong trào phản đối luật dẫn độ vốn là vấn đề chính trị, nói thành do những nhà bất động sản như ông Lý Gia Thành đẩy giá nhà lên cao mà gây ra.

Đối với chỉ trích của Uỷ ban Chính trị Pháp luật ĐCSTQ, ông Lý Gia Thành cho biết đã quen với “những chỉ trích vô căn cứ”, và cho biết “khoan dung không đồng nghĩa với dung túng”.

Về vấn đề truyền thông của ĐCSTQ móc nối phong trào phản đối dự luật dẫn độ với giá nhà cao tại Hồng Kông, giới quan sát đều nghi ngờ ĐCSTQ đang có ý đồ mượn giá nhà đất tại Hồng Kông để chuyển dịch góc nhìn đối với sự kiện phản đối dự luật dẫn độ, đòi dân chủ và pháp trị của người Hồng Kông. Hơn nữa, dư luận cũng nghi ngờ, ĐCSTQ nói giá nhà tại Hồng Kông tăng cao là do các nhà kinh doanh bất động sản Hồng Kông, vậy thì giá nhà tại Trung Quốc Đại lục tăng cao thì trách ai đây? Hồng Kông dưới thời nước Anh cai trị, vì sao lại không xảy ra khủng hoảng này, còn khi trả về cho Đại lục, vì sao lại bùng nổ?

“Tự do, bao dung, pháp trị” là kẻ thù không đội trời chung của ĐCSTQ

Ngày 16/8, trên trang nhất của nhiều tờ báo, ông Lý Gia Thành đã đăng hai đoạn quảng cáo, một là “Dưa trên giàn vàng, sao lại hái tận”; một quảng cáo khác là một biểu tượng cấm và ở giữa có hai chữ “bạo lực”, trên hai chữ này có viết chữ “Nhân tốt nhất, có thể thành quả xấu nhất”, hai bên trái phải là hai dòng chữ “Yêu Trung Quốc, yêu Hồng Kông, yêu bản thân” và “Yêu tự do, yêu bao dung, yêu pháp trị”.

Lý Gia Thành, Hồng Kông
Tỷ phú Hồng Kông Lý Gia Thành khá kín tiếng trong suốt thời gian dài người Hồng Kông biểu tình chống dự luật dẫn độ, nhưng hôm thứ Sáu ông đã quảng cáo trên nhiều tờ báo Hồng Kông bằng câu đầy ẩn ý: “Dưa trên giàn vàng, sao lại hái tận”. (Ảnh từ CNA)

Nhà bình luận Lâm Bảo Hoa nói với RFI rằng, ông Lý Gia Thành nói đến “yêu bản thân”, là không nhẫn tâm nhìn thấy người trẻ Hồng Kông trên đường phố bị hành hung đổ máu, điều này thể hiện là bản chất của con thông thường, còn “yêu tự do, yêu bao dung, yêu pháp trị” mà ông viết, cả 3 điều này lại chính là kẻ thù không đội trời chung của ĐCSTQ.

ĐCSTQ chỉ trích Lý Gia Thành để chuyển dịch sự chú ý

Cựu Uỷ viên Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc khu vực Hồng Kông Lưu Mộng Hùng hôm 17/9 đã nói với Đài Tiếng nói Hoa Kỳ (VOA) rằng, ông Lý Gia Thành hiện giờ có thể đã trở thành đối tượng để ĐCSTQ tiến hành “đấu tranh”, Bắc Kinh hy vọng có thể thông qua tấn công ông Lý Gia Thành để đem sự bất mãn của người Hồng Kông trong phản đối dự luật dẫn độ từ tầng diện chính trị chuyển sang tầng diện kinh tế, dân sinh; mục đích là để giảm bớt áp lực cho chính phủ Hồng Kông và chính phủ ĐCSTQ.

Lưu Mộng Hùng nói, ông Lý Gia Thành hơn 90 tuổi, vốn hy vọng thúc giục người cầm quyền và người biểu tình trẻ tuổi tiến hành tương tác với nhau, không ngờ, một câu “lời ong tiếng ve” của ông lại bị chính quyền đẩy lên cao trào, lấy hy vọng xã hội chuyển từ đối lập sang đối thoại, từ chia rẽ biến thành hài hoà của ông giải thích lệch lạc thành “dung túng hành vi phạm tội”, điều này là “quá đáng”, đúng là khiến người ta “ớn lạnh”.

ĐCSTQ có thể đã thất bại trong việc lôi kéo ông Lý Gia Thành

Nhà bình luận độc lập Tiểu Dân chia sẻ với VOA, sự bất mãn của ĐCSTQ đối với ông Lý Gia Thành có thể là sự tích tụ lâu “băng dày 3 thước đâu bởi cái lạnh một ngày”.

Đài RFI cũng cho rằng, sự bất mãn của ĐCSTQ đối với ông Lý Gia Thành cũng là do tích luỹ lâu mà thành. Sau khi Đại hội 18 của ĐCSTQ không lâu, ông Lý Gia Thành bắt đầu rút vốn khỏi Trung Quốc, khi đó truyền thông ĐCSTQ đã đăng bài chỉ trích ông, nhưng về chỉnh thể vẫn coi như có sự kiềm chế, tuy nhiên, ĐCSTQ đã ghi món nợ này. Lần khủng hoảng do phản đối dự luật dẫn độ này, ông Lý Gia Thành lộ diện nói mấy câu vốn không thiên vị ai, nhưng không ngờ lại bị “tấn công”, cũng có thể coi là bộc phát sự tức giận tích luỹ bấy lâu của Bắc Kinh đối với ông.

Tiểu Dân cho rằng, hoạt động kháng nghị đã kéo dài hơn 3 tháng, ĐCSTQ tuyệt đối sẽ không để tình hình tiếp tục leo thang, ngược lại có thể là đã đứng sau làm rất nhiều việc, nhưng các tỉ phú Hồng Kông không phục tùng.

“Dưa trên giàn vàng, sao lại hái tận”

Nhà bình luận Thạch Thực trả lời phỏng vấn của phóng viên Epoch Times cho biết, ngoài những nguyên nhân nói trên, ĐCSTQ còn bất mãn với ông Lý Gia Thành là vì câu thơ trong bài thơ tuyệt mệnh của “Chương Hoài Thái tử” Lý Hiền thời Đường mà ông trích dẫn: “Dưa trên giàn vàng, sao lại hái tận”.

Sau khi Đường Cao Tông qua đời, Hoàng hậu Võ Tắc Thiên muốn làm hoàng đế, đã lần lượt giết hại con trai cả của mình, tức Thái tử Lý Hoằng; sau đó lại ép con trai thứ hai Lý Hiền tự sát.

Lý Hiền biết âm mưu giành quyền lực của mẹ mình, cảm thấy bản thân cũng khó có kết thúc tốt đẹp khi nghĩ về kết cục của hai người anh. Vậy là ông đã viết bài “Hoàng đài qua từ” để cho các nhạc công trong cung biểu diễn, hy vọng người mẹ sẽ thức tỉnh sau khi nghe được.

Toàn văn bài thơ:

“Xung qua hoàng đài hạ, qua thục tử li li.

Nhất trích sử qua hảo, tái trích lệnh qua hi,

Tam trích thượng tự khả, trích tuyệt bão man quy.”

Dịch nghĩa:

“Dưa trồng giàn vàng, trái chín sung túc.

Mới hái còn tốt, càng hái càng thưa.

Hái sao cho còn, hái tận ôm dây.”

Thạch thực cho biết, ông Lý Gia Thành trích dẫn câu “Dưa trên giàn vàng, sao lại hái tận”, là có ý nói: Sau khi chủ quyền Hồng Kông trao trả về cho Trung Quốc Đại lục, sự dân chủ, tự do của Hồng Kông không ngừng bị ĐCSTQ tước đoạt, hiện nay ĐCSTQ lại muốn lợi dụng sửa đổi “Luật đào phạm” của Hồng Kông, để dẫn độ những người bị cho là vi phạm pháp luật của ĐCSTQ hoặc những người bất đồng chính kiến đến Trung Quốc xét xử, điều này khác nào tước đoạt sự pháp trị của người Hồng Kông, như vậy, người dân Hồng Kông không có bất cứ dân chủ, tự do hay pháp trị nào, ĐCSTQ đã “hái tận” dưa trên giàn vàng rồi.

Trí Đạt

Xem thêm: