Sau khi Mỹ tuyên bố tạm dừng thực hiện nghĩa vụ của “Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung” (INF) và khởi động trình tự rút khỏi hiệp ước này, Trung Quốc đã nhanh chóng lên tiếng và nói rằng hiệp ước này có vai trò quan trọng trong việc duy trì hòa bình thế giới; Trung Quốc phản đối Mỹ rút khỏi hiệp ước, đồng thời cũng phản đối xây dựng một hiệp ước mới bao gồm có cả Trung Quốc trong đó. Phân tích cho rằng Trung Quốc hy vọng dùng hiệp ước INF để buộc chân người khác, còn mình tiếp tục một mình phát triển tên lửa. 

tên lửa
Tên lửa tầm trung. Ảnh minh họa từ internet.

Ngày 1/2, Ngoại trưởng Mỹ Pompeo tuyên bố, Mỹ sẽ tạm dừng nghĩa vụ thực hiện Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung bắt đầu từ ngày 2/2, và khởi động trình tự rút khỏi hiệp ước này.

Ông Pompeo cho biết, nếu trong 6 tháng Nga không chấm dứt hành động phá hoại hiệp ước, quyết định của Mỹ sẽ có hiệu lực chính thức từ đầu tháng 8.

Thư ký Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) Jens Stoltenberg chia sẻ với BBC rằng: “Tất cả các đồng minh (châu Âu) đều đồng ý cách làm của Mỹ, bởi vì nhiều năm qua Nga vẫn luôn vi phạm hiệp ước này. Họ đã triển khai ngày càng nhiều tên lửa hạt nhân mới ở châu Âu.”

Một cựu quan chức quân đội Trung Quốc giấu tên cho biết, bên cạnh lý do Nga vẫn luôn vi phạm hiệp ước lâu nay, việc Mỹ rút khỏi INF còn có một nguyên nhân nữa. 

Vị này nói: “Nguyên nhân thứ 2 là nhắm vào Trung Quốc, bởi vì hiện tại Mỹ, Nga đều bị hạn chế, chỉ có riêng Trung Quốc là không chịu sự hạn chế nào, do đó Mỹ nói tiếp tục tuân thủ hiệp ước này, thì chính là buộc mình lại để cho Trung Quốc đuổi kịp.”

Nhà bình luận thời sự Lam Thuật hiện đang định cư tại Mỹ nói, Trung Quốc không bị INF hạn chế nên đang bành trướng ra toàn thế giới, khiến toàn thế giới cảm thấy đe dọa.

Ông nói, “Mục đích ký kết hiệp ước INF là duy hộ hòa bình thế giới, nếu hiệp ước này bất lợi trong việc tiếp tục dụng duy trì hòa bình trong bố cục thế giới mới, vậy Mỹ đương nhiên sẽ cân nhắc rút khỏi hiệp ước.” 

Ngày 2/2, Nga cũng tuyên bố tạm dừng thực hiện cam kết trong hiệp ước này, đồng thời tuyên bố đang nghiên cứu phát triển một loại tên lửa siêu thanh mới.

Hiệp ước lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) là hiệp ước được ký giữa Mỹ và Liên Xô vào năm 1987, hiệp ước quy định hai bên cần hủy bỏ toàn bộ đồng thời không tiếp tục thử nghiệm, sản xuất, triển khai tên lửa hành trình trên đất liền và tên lửa đạn đạo tầm phóng 500 – 5500km.

Lý do Mỹ rút khỏi INF là do tên lửa hành trình phóng từ đất liền mới Novator 9M729 của Nga đã vi phạm hiệp ước. Đầu tháng 12 năm ngoái, Washington đã đặt ra thời hạn 2 tháng cho Moscow, yêu cầu Nga phải cam kết hủy bỏ loại vũ khí này trước 2/2. Tuy nhiên Nga lại nhiều lần cho biết sẽ không hủy bỏ.  

Tháng 10 năm ngoái, Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cho biết, từ năm 2014, Mỹ đã có nhiều nỗ lực để kéo dài thời gian hiệp ước INF, trong đó có cả mong muốn Trung Quốc tham gia vào hiệp ước này, tuy nhiên Trung Quốc đã từ chối.

Sau khi Mỹ tuyên bố tạm dừng nghĩa vụ thực hiện INF, cơ quan ngôn luận của Trung Quốc lập tức đăng bài viết phê bình, đồng thời Bộ Ngoại giao Trung Quốc cũng lên tiếng phản đối Mỹ rút khỏi INF, phản đối xây dựng hiệp ước mới bao gồm có cả Trung Quốc trong đó.

Cựu quan chức quân đội Trung Quốc giấu tên cho biết: “Trung Quốc muốn dùng hiệp ước này để buộc chân Mỹ, hai nước các vị tuân thủ hiệp ước này tốt đi, để tôi tự phát triển. Tuy nhiên người ta muốn rút khỏi hiệp ước, Trung Quốc nhiều nhất cũng chỉ là biểu đạt thái độ, bởi Mỹ ký kết với Nga, Trung Quốc không có bất cứ vai trò gì, không có quan hệ với Trung Quốc.”

Thực tế, do nhiều nước như Trung Quốc không chịu sự ràng buộc của INF, nên Mỹ và Nga đều không bằng lòng việc phát triển và triển khai vũ khí của mình bị hiệp ước này ngăn cản, họ đều cho rằng mình đã chịu thiệt.

Từ năm 2008, Nga đã thử nghiệm tên lửa hành trình phóng từ mặt đất có tầm bắn từ 500 đến 5500 km; năm 2013, Nga từng cho biết có thể sẽ rút khỏi hiệp ước này. 

Bên cạnh đó, trong khi hiệp ước này chỉ ràng buộc 2 nước Mỹ và Nga, đã tạo cơ hội cho Trung Quốc phát triển vũ khí một cách tự do, trong phạm vi toàn cầu, giao dịch buôn bán vũ khí quân sự xuyên quốc gia tên lửa tầm trung duy nhất chính là thương vụ giữa Trung Quốc và Ả Rập Xê Út năm 1988, khi đó Trung Quốc bí mật bán tên lửa DF-3A (Đông Phong – 3) cho Ả Rập Xê Út, tên lửa này có tầm bắn lên đến 2800 km.

Sau khi Mỹ và Liên Xô ký Hiệp ước INF, Trung Quốc liên tục nghiên cứu phát triển, triển khai nhiều loại tên lửa hành trình, trong đó hầu hết có thể được phóng bằng xe phóng cơ động.

Ngoài Mỹ, Nga, Trung Quốc, nhiều năm qua, các nước như Pakistan, Ấn Độ, Israel, Iran, Bắc Triều Tiên cũng liên tục nghiên cứu phát triển tên lửa hành trình tầm trung của mình.

Trong phát biểu gần đây, Tổng thống Trump cho biết, nếu Nga và Trung Quốc không thể nào cùng ký kết hiệp ước mới, Mỹ sẽ bắt đầu chế tạo lại vũ khí mới.

Trí Đạt

Xem thêm: