Vào lúc 6:00 sáng ngày 29/12, Phòng An ninh Quốc gia Cảnh sát Hồng Kông đã bắt giữ 6 quản lý và cựu quản lý cấp cao của Stand News với tội danh cáo buộc có liên quan đến “âm mưu xuất bản ấn phẩm kích động”. Trên trang Facebook cá nhân, nhà báo Phùng Hy Can cảm thán, một nhóm tinh anh xã hội như thế này lại bị bắt vì “tội kích động”, những người tài đức khác liệu có tự hỏi về tương lai của mình không.

Ông Phùng Hy Can thở dài nói: “Thời đại thế này, thói đời như thế này, người tốt khó mà bình an vô sự. ‘Trụ nhỏ thì sập nhà lớn nghiêng’, ngay cả ‘trụ cột quốc thương’ cũng không có chỗ dựng, huống hồ là Stand News?”.

Ngày 28/12, Chính quyền Hồng Kông đã thêm tội danh cho “âm mưu in, xuất bản, phân phối, trưng bày hoặc sao chép các ấn phẩm có tính chất kích động” đối với 7 quản lý cấp cao đã bị bắt của Apple Daily. Vào ngày 29, sáu người liên quan đến Stand News cũng bị bắt với tội danh tương tự về xuất bản phẩm kích động.

Ông Phùng Hy Can đặt vấn đề “kích động” là gì, ông cho biết định nghĩa của “kích động” là do thẩm phán, tư pháp và cái gọi là “chuyên gia” quyết định, ngay cả khi không có căn cứ vững chắc thì tòa án cũng nhất loạt áp dụng. Trong trường hợp ngay cả vấn đề “kích động” vẫn có thể có chỗ để tranh luận tại tòa, thì họ cũng “không quan tâm đến những điều khác, bây giờ là trước tiên bắt người, không cho bảo lãnh”, và chính quyền có thể từ từ thu thập chứng cứ.

Ông cho rằng cái gọi là có chữ “kích động” và bài viết “kích động”, hiện nay nó không có chút ý nghĩa gì. Có phân tích khác cho rằng cái gọi là “kích động” chỉ là một cái cớ, chỉ là công cụ để ĐCSTQ tấn công truyền thông. Ngay cả khi truyền thông đưa tin không liên quan đến “kích động”, thì ĐCSTQ cũng sẽ tìm cớ khác để đàn áp vì họ nắm trong tay quyền lực.

Ông Phùng Hy Can cũng chỉ ra rằng trong số 6 người bị bắt đó, không có “phần tử cấp tiến” nào. Trong đó có bà Phương Mẫn Sinh xuất thân từ một gia đình danh giá, hình tượng của bà trước giờ luôn ôn hòa, về cơ bản không liên quan gì đến “kích động“. Ông giới thiệu về bà Phương Mẫn Sinh, bà tốt nghiệp Đại học Hồng Kông với bằng cử nhân công tác xã hội năm 1980, và là bạn học cùng khoa với bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga (Carrie Lam), Trưởng đặc khu Hồng Kông hiện nay. Anh họ của bà Phương là cựu Tổng Thư ký Hành chính Trần Phương An Sinh, bố của bà là bác sĩ chỉnh hình nổi tiếng của Hồng Kông Phương Tâm Nhượng. Ông Phương Tâm Nhượng từng là thành viên không chính thức của Hội đồng Hành pháp và Lập pháp trong những năm 1970 và 1980, và nhận được Huân chương Grand Bauhinia vào năm 2001.

id13467315 A1 2@1200x1200 600x124 1
Bà Phương Mẫn Sinh (63 tuổi, trong ảnh thứ 4 từ trái sang). (Nguồn: Epoch Times).

Ông Phùng Hy Can nói tiếp, “Bà Phương Mẫn Sinh chịu ảnh hưởng sâu sắc từ người cha là bác sĩ của mình, người luôn phục vụ cộng đồng một cách chính trực và thành tín trong suốt cuộc đời. Năm 2001, bà được bổ nhiệm làm Tổng giám đốc của Hội đồng Dịch vụ Xã hội Hồng Kông, quản lý hơn 400 tổ chức phi chính phủ, cung cấp khoảng 90% dịch vụ xã hội cho Hồng Kông. Đến năm 2013 bà nghỉ hưu. Vào thời điểm đó, có thông tin trên các phương tiện truyền thông rằng đích thân bà Lâm Trịnh Nguyệt Nga đề nghị bà Phương Mẫn Sinh ở lại Ủy ban Chỉ đạo Chính sách Dân số; cũng có thông tin nói trong tổ chức chính phủ sau khi ông Lương Chấn Anh trúng cử cũng đã mời bà Phương Mẫn Sinh tham gia với tư cách là cục trưởng, nhưng bà không đồng ý.”

Ông Phùng Hy Can cảm thán, “Một người phụ nữ cả một đời thúc đẩy phúc lợi xã hội, mạng lưới giao thiệp rộng, bối cảnh tốt, tính cách ôn hòa, trước đó là điển hình của tinh hoa xã hội, nhưng hiện giờ lại bị bắt giữ với cái gọi là ‘tội kích động’, không biết những người có tài có đức khác trong xã hội có từng nghĩ đến tương lai của bản thân và con cháu hay không?”

Lý Tùng Nhi, Vision Times

Xem thêm: