Sáng sớm ngày 29/12, Cơ quan An ninh Quốc gia của Hồng Kông đã bắt giữ 6 viên chức và cựu viên chức cấp cao của Stand News. Sau đó một số đã được tại ngoại, một số vẫn bị giam giữ.

p2951114a437843971
Sau khi bị giam giữ hơn 30 giờ, ngày 30/12 ca sĩ Hà Vận Thi được phép tại ngoại. Cô không trả lời câu hỏi của phóng viên, và chỉ ở lại một thời gian ngắn để giới truyền thông chụp ảnh. (Ảnh ca sĩ Hà Vận Thi phát biểu tại điểm cuối cuộc tuần hành ngày 9/6/2019 – Chụp bởi Chu Tú Văn / Vision Times).

Những người bị bắt hôm 29 bao gồm cựu tổng biên tập Chung Bái Quyền (Zhong Peiquan) và tổng biên tập Lâm Thiệu Tống (Lin Shaotong), các cựu giám đốc Chu Đạt Trí (Zhou Dazhi), Ngô Ải Nghi (Wu Aiyi), Phương Mẫn Sinh (Fang Minsheng), Hà Vận Thi, và cựu phó chủ tịch Apple Daily là Trần Bái Mẫn (Chen Peimin) cũng bị bắt giữ.

Giới chức Hồng Kông cáo buộc nghi ngờ họ xuất bản các bài báo kích động, vi phạm Mục 9 và 10 của “Pháp lệnh Tội phạm Hình sự” về “xuất bản các ấn phẩm có tính chất kích động”. Ngày 30/12, Ngô Ải Nghi, Hà Vận Thi, Phương Mẫn Sinh rời đồn cảnh sát tại ngoại sau khi bị giam giữ hơn 30 giờ, còn Chung Bái Quyền và Lâm Thiệu Tống bị tạm giữ lại. Căn cứ Luật An ninh Quốc gia, vụ án hoãn đến ngày 25/2/2022, thời gian này Chung Bái Quyền và Lâm Thiệu Tống vẫn bị giam giữ.

Trước đó ngày 29/12, An ninh Quốc gia Hồng Kông đã tuyên bố trong một cuộc họp báo rằng Stand News “liên tục xuất bản nhiều bài báo có tính chất kích động” từ ngày 1/7/2020 – 11/2021 nhằm khơi dậy thù hận…

“Tội xuất bản phẩm kích động” là cái cớ để trấn áp phản biện

Trước đó hôm 28/12, Cơ quan An ninh Quốc gia tại Hồng Kông đã bổ sung thêm tội danh “âm mưu xuất bản các ấn phẩm kích động” đối với 7 lãnh đạo cấp cao của Apple Daily bị bắt, và ngày 29/12 lại có vụ bắt giữ ở Stand News với tội danh tương tự.

Về vấn đề này, cựu thành viên Hội đồng Lập pháp Hồng Kông lưu vong ở Anh là anh La Quán Thông (Nathan Law) cho rằng “tội xuất bản phẩm kích động” đã trở thành cái cớ để nhà cầm quyền hủy hoại quyền tự do ngôn luận.

Chuyên gia truyền thông Feng Suigan của Hồng Kông đã đặt câu hỏi “kích động” là gì? Ông tuyên bố rằng định nghĩa về “kích động” do các thẩm phán, Sở Tư pháp và những người được gọi là “chuyên gia” của cơ quan công tố… tự xác định. Ông nhận định những từ được gọi là “kích động” ngày nay là vô nghĩa.

Một nhà phân tích khác cho rằng cái gọi là “kích động” chỉ là cái cớ và là công cụ để nhà cầm quyền đàn áp các cơ quan truyền thông, nói cách khác nhà cầm quyền sợ bị truyền thông phanh phui sai trái hay tội trạng của họ…

Hoài Quất, Vision Times

Xem thêm: