Về việc khoảng 500 sinh viên Trung Quốc bị từ chối thị thực du học Mỹ gần đây đã làm dấy lên mối quan tâm từ mọi tầng lớp xã hội Đại Lục. Các du học sinh bị từ chối thì than khổ, phía chính quyền Trung Quốc thì bày tỏ quan ngại và bất mãn trong ngoại giao với Hoa Kỳ, còn phía Chính phủ Mỹ thì cho rằng việc này là cần thiết phải làm.

shutterstock 1118634335
(Nguồn: Shuang Li/ Shutterstock)

Du học sinh ngành Khoa học và Công nghệ: bị từ chối visa chỉ sau một câu hỏi

Ngày 7/7, trong một cuộc phỏng vấn với tờ The China Press, một sinh viên họ Trương từ Đại học Nam Kinh, người đã được nhận vào Đại học Columbia vào tháng 4/2021 cho biết, anh đã đến Đại Sứ Quán Mỹ tại Quảng Châu để phỏng vấn vào ngày 10/6, nhưng không ngờ rằng nhân viên thị thực chỉ hỏi anh đến từ trường nào và từ chối visa.

Nhân viên thị thực đã viết trên đơn khiếu nại từ chối cấp thị thực của Sinh viên họ Trương: “Theo Điều 212 khoản (f) của Đạo luật Nhập cư & Quốc tịch và Thông báo của Tổng thống số 10043, bạn không đủ điều kiện để được cấp thị thực không định cư. Kết quả của thị thực hôm nay là không thể khiếu nại.”

Sinh viên Đại học Hàng không Vũ trụ: bị từ chối trong vòng chưa đầy 2 phút phỏng vấn

Sinh viên họ Lý, tốt nghiệp năm 2020 tại Đại học Hàng không Vũ trụ Bắc Kinh, bắt đầu chuẩn bị cho việc thi TOEFL, GRE và các bài kiểm tra ngôn ngữ khác từ năm 2018, đồng thời cũng sử dụng kỳ nghỉ của mình để đến Hoa Kỳ nghiên cứu khoa học. Vào mùa xuân năm 2020, anh nhận được thông báo nhập học từ Đại học Illinois tại Urbana-Champaign.

Vì lý do dịch bệnh, anh Lý cho biết trong năm qua đã sử dụng các khóa học trực tuyến từ xa để tự học tại nhà, đồng thời cũng cần hoàn thành các đề tài nghiên cứu khoa học từ xa, vì lệch múi giờ nên thời gian đến lớp và làm bài khoa học bị đảo loạn ngày đêm là điều bình thường. Không ngờ, kết quả visa bị từ chối đã khiến anh suy sụp.

Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ trước đó đã dỡ bỏ lệnh cấm sinh viên nước ngoài vào Hoa Kỳ. Sinh viên họ Lý đã nộp đơn xin thị thực vào ngày 22/6 và dự định nhập học tại Hoa Kỳ vào mùa thu năm 2021.

Không ngờ, quá trình phỏng vấn đã hoàn thành trong vòng chưa đầy 2 phút, theo lời của anh Lý, nhân viên thị thực ở Bắc Kinh ngay khi nhìn thấy từ “Hàng không Bắc Kinh” trong hồ sơ, liền gõ lên máy tính từ chối visa của anh.

Anh Lý tin rằng lệnh hành chính đã gây ra quá nhiều thiệt hại cho sinh viên quốc tế. Anh cũng cho biết, theo tìm hiểu của mình, những du học sinh Trung Quốc bị từ chối cấp visa không chỉ giới hạn ở 4 môn học STEM: khoa học (Science), kỹ thuật (Technology), công trình (Engineering), số học (Mathematics), mà các môn khác như khoa học xã hội và nhân văn cũng khó thoát khỏi số phận bị từ chối cấp visa.

Sinh viên Khoa học máy tính: Sau khi được nhận học cũng bị từ chối thị thực

Sinh viên họ Vương, hiện đang theo học bằng tiến sĩ Khoa học máy tính, cho biết anh đã nộp đơn vào một trường đại học của Mỹ trước khi ban hành lệnh cấm số 10043 và nhận được học bổng của Mỹ. Anh đang theo học các khóa học trực tuyến ở Trung Quốc, anh đi phỏng vấn thị thực hai tuần trước và đã bị từ chối.

Sinh viên họ Vương nói rằng tất cả những sinh viên mà anh biết đã bị từ chối visa, có hàng trăm người trong nhóm WeChat của anh đều bị từ chối. Sinh viên Vương nói trên mạng xã hội, “Tôi hy vọng rằng khoa học không có biên giới, và học thuật không có biên giới.”

Sắc lệnh số 10043 của Tổng thống là gì?

Vào tháng 5/2020, cựu Tổng thống Hoa Kỳ Trump đã ký Sắc lệnh Tổng thống số 10043, đề cập rằng việc đình chỉ và hạn chế các nhân viên có liên quan hiện đang hoặc đã được tuyển dụng bởi các tổ chức thực hiện hoặc hỗ trợ các chiến lược kết hợp quân sự-dân sự, thông qua thị thực F hoặc J để vào Hoa Kỳ học tập hoặc nghiên cứu .

Những sinh viên nào bị từ chối cấp thị thực theo lệnh cấm 10043?

Một người họ Lý phụ trách một tổ chức du học Trung Quốc cho biết, trong số khoảng 500 sinh viên Trung Quốc bị từ chối cấp thị thực, họ chủ yếu học các trường cao đẳng và đại học khoa học và kỹ thuật, với các chuyên ngành khoa học máy tính, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật sinh học, vật lý…

ĐCSTQ phản đối việc Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực: ĐSQ Hoa Kỳ lên tiếng

Liên quan đến việc từ chối visa của khoảng 500 sinh viên Trung Quốc, cách đây vài ngày, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc lên án động thái của Mỹ “gây tổn hại nghiêm trọng đến quyền và lợi ích hợp pháp của du học sinh Trung Quốc” và nói rằng họ đã đưa ra một “giao thiệp nghiêm khắc” với Hoa Kỳ.

Đáp lại, ĐSQ Hoa Kỳ tại Trung Quốc đã trả lời vào ngày 8/7 rằng các hạn chế về thị thực đối với một số sinh viên Trung Quốc chỉ ảnh hưởng đến một số lượng nhỏ sinh viên, số này chiếm chưa đến 2% tổng số người xin thị thực, nhưng chúng là cần thiết để ngăn chặn ĐCSTQ sử dụng công nghệ của Mỹ nhằm đạt được các mục tiêu riêng của mình.

Người phát ngôn của ĐSQ Hoa Kỳ cho biết hôm thứ Năm: “Chúng tôi tiếp tục chào đón các sinh viên và học giả hợp pháp từ Trung Quốc miễn là họ không tham gia vào dự án hiện đại hóa của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc.”

Tài liệu nội bộ Hoa Kỳ: Một số sinh viên quốc tế đã đánh cắp thông tin tình báo quân sự nhạy cảm

Gần đây tờ Washington Free Beacon báo cáo, theo một tài liệu nội bộ của Bộ An ninh Nội địa Hoa Kỳ, trong tuần của ngày 12/6, một người nước ngoài ở Hoa Kỳ với thị thực du học đã cố gắng mang theo tin tức tình báo quân sự nhạy cảm rời khỏi Hoa Kỳ. Tài liệu không đề cập đến việc liệu nghi phạm đã bị bắt hay bị giam giữ chưa, nhưng cơ quan thực thi pháp luật đã xác nhận một điều: Người này đã nhập cảnh vào Hoa Kỳ bằng thị thực chương trình du học sinh và trao đổi (SEVP).

Theo báo cáo, chỉ trong năm ngoái, hàng nghìn công dân Trung Quốc đã bị các quan chức liên bang Mỹ xếp vào danh sách “gián điệp tiềm ẩn”.

Các phương tiện truyền thông cũng thỉnh thoảng đưa tin về việc các học giả Trung Quốc ở Hoa Kỳ đã đánh cắp công nghệ của Hoa Kỳ và mang về nước họ. Những gì báo chí có thể đưa tin đã được phát hiện; nhưng số lượng “học giả” đã thành công trong việc đánh cắp thông tin mà không bị phát hiện là không rõ.

Cư dân mạng bình luận:

“(Việc Hoa Kỳ từ chối cấp thị thực) thực sự là một tin vui. Hoa Kỳ cuối cùng đã tỉnh táo.”

“Nhiều (du học sinh) đều là ‘tiểu phấn hồng ái quốc’, sang Mỹ thì chửi Mỹ, thế sao lại còn sang Mỹ?”

“Khoa học không có biên giới, học thuật không có biên giới. Đúng vậy, nhưng con người có biên giới!”

“Mỹ giúp bạn trau dồi nhân tài, đến lúc rời đi, những thứ nên hay không nên, đều mang về tất. Sau đó toàn dân kêu gào đánh bại đế quốc Mỹ. Vậy mà đế quốc Mỹ vẫn còn giúp bạn thì mới đúng là có bệnh. Người đối xử với người khác như một kẻ ngốc, bản thân chính là một kẻ ngốc.”

Tô Phỉ, Vision Times

Xem thêm: