Tờ The Wall Street Journal (WSJ) mới đây đã đăng một bài bình luận, chỉ trích thủ đoạn chèn ép quyền tự trị của Hồng Kông của của ĐCSTQ lên một tầm cao mới. Bài bình luận này đã khiến cho các quan chức Hồng Kông vô cùng tức giận, thậm chí họ còn viết thư chỉ trích WSJ, nói rằng tờ báo này nên ủng hộ việc bắt giữ phóng viên của cảnh sát Hồng Kông.

id13467002 DSC 5756 02 600x400 1
Ngày 29/12/2021, lượng lớn cảnh sát ập vào tòa nhà nơi đặt văn phòng của Stand News Hồng Kông ở Kwun Tong để lục soát. (Ảnh: Song Bilong / Epoch Times).

Chính quyền Hồng Kông đã buộc tội người sáng lập  Apple Daily Hồng Kông, Lê Trí Anh và 7 quản lý cấp cao khác của tờ báo này về tội “xuất bản các ấn phẩm đầy kích động” và bắt giữ 7 người của tờ báo Stand News. Hàng loạt những động thái này của chính quyền bị chỉ trích là đang tiếp tục bóp nghẹt quyền tự do ngôn luận tự do báo chí ở Hồng Kông.

Theo Đài phát thanh Quốc tế Pháp (RFI), tờ Wall Street Journal đã đăng một bài xã luận có tiêu đề “Không ai an toàn ở Hồng Kông” vào ngày cảnh sát Hồng Kông truy tố 2 cựu tổng biên tập của Stand News (ngày 30/12). Tiêu đề phụ là chính quyền Hồng Kông sẽ tấn công bất kỳ ai có ý kiến trái ngược với đường lối của ĐCSTQ. Bình luận cho biết, ngoài việc chính quyền Hồng Kông buộc tội hai kênh truyền thông ra, các cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp vào tháng trước cũng do chính phủ “kiểm soát”. Đại học Hồng Kông cũng loại bỏ các “cột quốc thương” đã được dựng lên trên khuôn viên trường trong hơn hai thập kỷ để kỷ niệm Lục Tứ ngày 4/6/1989. Điều này phản ánh rằng, thủ đoạn bỉ ổi của ĐCSTQ đã đạt đến một tầm cao mới trong việc nghiền nát tự trị của Hồng Kông.

Bài xã luận của WSJ nhấn mạnh, ĐCSTQ không thể chịu đựng được các báo cáo truyền thông cho rằng họ đã phá hủy nền tự do của Hồng Kông, vì vậy họ đã bôi nhọ các phóng viên là “tội phạm” “kẻ bán nước”. Tất cả những điều này cho thấy, “không ai an toàn khi kinh doanh ở Hồng Kông Kông”.

Quan chức Hồng Kông từng 2 lần gửi thư cho WSJ

Một ngày sau khi bài xã luận của Wall Street Journal được xuất bản, Tổng thư ký Hành chính Hồng Kông Lý Gia Siêu ngay lập tức viết thư cho tờ báo, khiếu nại rằng bài báo liên quan đã “bóp méo sự thật”“nói gạt độc giả”, đồng thời phản bác rằng những cáo buộc vô lý của tờ báo đối với Hồng Kông mới chính là “đến một mức độ bỉ ổi mới”.

Về việc bài xã luận cho rằng những cáo buộc của chính quyền Hồng Kông đối với giới truyền thông là bịa đặt và tài sản chưa được phong tỏa theo đúng thủ tục, ông Lý Gia Siêu khẳng định cảnh sát đã thực thi pháp luật theo đúng quy định của pháp luật. Việc bắt giữ những người của Stand News “không liên quan đến tự do báo chí”. Ông cũng tuyên bố, nếu thực sự quan tâm đến quyền tự do báo chí ở Hồng Kông, thì WSJ nên ủng hộ chính quyền thực hiện các hành động thực thi pháp luật đối với những người “lợi dụng bất hợp pháp các phương tiện truyền thông như một công cụ”.

Đây là lần thứ hai một quan chức cấp cao của Chính phủ Hồng Kông gửi thư chỉ trích WSJ trong một tháng. Đầu tháng trước (tháng 12/2021), WSJ đăng bài viết có tiêu đề “Chính phủ Hồng Kông đe dọa WSJ”. Bài viết tiết lộ, Cục trưởng Các vấn đề Hiến pháp Tăng Quốc Vệ, đã viết một bức thư bày tỏ không hài lòng với việc tờ báo (WSJ) chỉ trích Nhân đại ĐCSTQ cải cách hệ thống bầu cử của Hồng Kông, còn đe dọa, việc xúi giục người khác bỏ phiếu trắng là vi phạm pháp luật.

Về việc quan chức Hồng Kông gửi thư cho truyền thông nước ngoài, RFI dẫn lời của người trong giới báo chí nói rằng, động thái này của quan chức Hồng Kông là bày tỏ sự trung thành với Bắc Kinh, chứng minh mình thực thi các chính sách một cách trung thành. Một số người còn cho rằng chính quyền Trung Quốc và Hồng Kông đang có những hành động “tích trữ đạn dược” đối với truyền thông nước ngoài. Còn có người cho rằng bài xã luận đề cập đến “an toàn kinh doanh” đã chạm vào dây thần kinh của chính quyền Hồng Kông. Tuy nhiên, mọi người đều tin rằng bức thư sẽ không ảnh hưởng đến quyết định biên tập của WSJ, sẽ chỉ củng cố hình ảnh của chính quyền Hồng Kông hành động gần gũi với Bắc Kinh và xa rời các tiêu chuẩn của chính phủ dân chủ.

Nhiều hãng truyền thông quốc tế cũng đang chú ý đến việc ĐCSTQ đàn áp các kênh truyền thông tin tức tại Hồng Kông. Taiwan Today News dẫn thông tin từ tờ Le Monde của Pháp cho hay, quản lý cấp cao của Stand News bị truy tố “tội kích động” và không cho bảo lãnh, đây là bằng chứng mới nhất cho việc chính quyền Hồng Kông thân Bắc Kinh đàn áp truyền thông. Từ lâu, Hồng Kông đã được coi là thành trì của tự do báo chí ở châu Á, và nhiều kênh truyền thông quốc tế đã đặt trụ sở khu vực tại Hồng Kông. Tuy nhiên, cuộc đàn áp sau cuộc biểu tình quy mô lớn vào năm 2019 đã làm môi trường truyền thông xấu đi một cách trầm trọng. Luật An ninh Quốc gia được thực thi vào năm 2020 đã trở thành công cụ chính của Bắc Kinh để đàn áp những người bất đồng chính kiến.

Truyền thông độc lập bị đóng đóng cửa, truyền thông dòng chính không dám đưa tin về Bành Soái

Tờ New York Times đưa tin rằng các kênh truyền thông như Stand News và Citizen News đã bị đình chỉ, đánh dấu chương cuối cùng của sự sụp đổ của các kênh truyền thông độc lập của Hồng Kông. Hồng Kông từng có các kênh truyền thông tin tức tự do và tích cực nhất ở châu Á, nhưng khi Bắc Kinh tiếp tục đàn áp toàn diện Hồng Kông, ngày càng nhiều nhà báo đưa tin về các cuộc biểu tình và chính trị ở Hồng Kông đã bị bắt hoặc thất nghiệp, và các bài báo đã không có nơi để xuất bản.

New York Times dẫn lời ông Từ Lạc Văn, cựu giảng viên báo chí tại Đại học Trung văn Hồng Kông rằng, mục tiêu lớn hơn của chính quyền Hồng Kông là “xóa bỏ tất cả các kênh truyền thông phê bình và tất cả các kênh truyền thông độc lập ở Hồng Kông”. Cùng với việc các kênh truyền thông đã bị cấm, các kênh truyền thông tin tức truyền thống cũng đã trở nên thận trọng hơn.

Lấy ví dụ như trường hợp của vận động viên quần vợt nổi tiếng Bành Soái tố cáo cựu thường ủy Bộ Chính trị kiêm cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc Trương Cao Lệ xâm hại tình dục. Truyền thông Hồng Kông ngay từ đầu đã phớt lờ diễn biến sự việc. Một tháng sau khi các cáo buộc bị phanh phui, trang web của Đài phát thanh Hồng Kông mới đưa tin, Hiệp hội Quần vợt nữ Quốc tế (WTA) quan tâm đến an toàn của Bành Soái. Tờ Minh Báo ban đầu chỉ đăng tin này trong ấn bản thương mại.

Ông Từ Lạc Văn nhận định: “Trường hợp mới nhất của Bành Soái có thể khiến mọi người nhìn ra ai là người không sợ khi dám nói lên sự thật, và ai là người sợ hãi… Không có phương tiện truyền thông dòng chính nào sẵn sàng đưa tin trên trang nhất, hoặc thậm chí thảo luận về vấn đề này. Theo tôi, điều này có cho thấy rất nhiều vấn đề.” 

Lý Gia Hoành, Vision Times

Xem thêm: