Theo nhận định của trang The Hill, vấn đề chính trị mấu chốt mà Mỹ phải đối mặt là xung đột Mỹ – Trung do khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tự do, dĩ nhiên cũng có vấn đề xung đột lợi ích. Nhưng quan điểm phổ biến cho rằng nếu chỉ đơn thuần là xung đột lợi ích thì hai nước có nhiều kênh hòa giải, không khó để có được lựa chọn phù hợp.

shutterstock 1080527861
Hình ảnh  minh họa quan hệ Mỹ – Trung (Nguồn: Adobe Stock).

Tháng 12 năm ngoái, tờ Thời báo Hoàn Cầu của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đảm bảo với người Mỹ rằng căng thẳng giữa ĐCSTQ và Mỹ không phải hệ quả từ khác biệt ý thức hệ, mà chỉ là xung đột lợi ích. Theo quan điểm của cơ quan ngôn luận này, các nhà lãnh đạo phương Tây nên từ bỏ việc thảo luận về vấn đề hệ giá trị, tập trung vào thiết lập các liên minh dựa trên lợi ích và chấp nhận “các giá trị chung của nhân loại”. Ngoại trưởng Vương Nghị của ĐCSTQ cũng cho rằng để cải thiện quan hệ Trung – Mỹ thì hai bên phải tôn trọng hệ thống chính trị của nhau, Mỹ phải tôn trọng thể chế của Trung Quốc, nếu không sẽ không thể cùng tồn tại trong hòa bình.

Hồi tháng 11, ông Phó Doanh – cựu Thứ trưởng Ngoại giao ĐCSTQ, đã công bố bài viết trên New York Times kêu gọi “cạnh tranh trong hợp tác”, qua đó gợi ý rằng nếu Mỹ từ bỏ lập trường hiện nay liên quan đến Đài Loan, Hồng Kông và Biển Đông, đồng thời chấp nhận Trung Quốc như hiện hữu thì ĐCSTQ sẽ nỗ lực hợp tác. Ông cho rằng Mỹ nên xem những chuyện mà Mỹ lên án vi phạm nhân quyền là công việc nội bộ của Trung Quốc.

Những biểu hiện cho thấy giới chức Bắc Kinh rất nhạy cảm khi Mỹ xác định trọng điểm đối đầu với ĐCSTQ từ ý thức hệ. Để hiểu sự khác biệt giữa chủ nghĩa cộng sản và dân chủ tự do, cần hiểu bản chất cơ bản của cuộc xung đột Mỹ – Trung: xung khắc giữa hai hệ thống toàn trị và tự do.

Điều trớ trêu là ĐCSTQ hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề ý thức hệ và có thể nói chính vấn đề này là quyết định sống còn của họ. Như Mao Trạch Đông đã nói: “Muốn lật đổ quyền lực chính trị, trước hết cần tập trung vào cuộc chiến dư luận, thúc đẩy hoạt động trên lĩnh vực tư tưởng.” Lãnh đạo đương nhiệm Tập Cận Bình của ĐCSTQ cũng từng nói: “Công tác tư tưởng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng. Việc chúng ta có thể làm tốt nhiệm vụ này hay không là quyết định tương lai, vận mệnh của đảng ta và quyết định sự ổn định lâu dài của đất nước”.

Năm 2019, ông Tập Cận Bình đã nâng cao an ninh ý thức hệ là yêu cầu quan trọng nhất đối với an ninh chế độ. Ông Tập nhấn mạnh: “Sự tan rã của chính quyền thường bắt đầu từ lĩnh vực ý thức hệ… Khi phòng tuyến ý thức hệ bị chọc thủng thì các phòng tuyến khác khó có thể duy trì”. Ông Tập cảnh báo rằng ĐCSTQ phải tránh những sai lầm mà Liên Xô đã mắc phải, vì Liên Xô đã tan rã sau một quá trình đấu tranh khốc liệt trên lĩnh vực ý thức hệ.

Cộng đồng quốc tế nên nhận ra rằng ĐCSTQ là bộ máy độc tài. Ông Tập Cận Bình đã tăng cường mạnh mẽ việc kiểm soát ý thức hệ ở Trung Quốc, cấm các cuộc thảo luận về các giá trị đại học, hiến pháp dân chủ, hệ thống tư pháp độc lập và các ý tưởng phương Tây khác. Không ngừng tăng cường nhồi nhét áp đặt vấn đề ý thức hệ hệ tư tưởng của ĐCSTQ trong dân chúng Trung Quốc.

Nếu hệ tư tưởng là gốc rễ của ĐCSTQ, thì tại sao giới quan chức ĐCSTQ khi nhắc đến xung đột Mỹ – Trung lại tập trung vào xung đột lợi ích? Chúng tôi cho rằng hành động của ĐCSTQ để đánh lừa phương Tây.

Thực tế, ĐCSTQ hoàn toàn hiểu rõ hơn hết vấn đề ý thức hệ là “gót chân Achilles” của họ. Ý thức hệ này dựa trên lý thuyết sai lầm rằng ĐCSTQ cai trị dưới danh nghĩa “liên minh công nhân – nông dân”, cho phép ĐCSTQ quyền cai trị hơn 1,4 tỷ người dân Trung Quốc mà không cần sự đồng ý của họ. Ý thức hệ này giải thích nước nào là đồng minh và nước nào là kẻ thù, từ đó xác định lý do mấu chốt trong cuộc xung khắc với các nước khác: chủ nghĩa cộng sản phải chiến đấu chống lại kẻ thù giai cấp.

Chính loại ý thức hệ đó cũng là nền tảng để xác định kẻ thù trong nước cũng như kẻ thù nước ngoài, bao gồm những người đấu tranh cho nhân quyền. Ý thức hệ đó cũng là một vũ khí được sử dụng để mở rộng ảnh hưởng của ĐCSTQ và thách thức tính hợp pháp của tự do dân chủ, bởi vì tự do dân chủ cung cấp một giải pháp thay thế loại ý thức toàn trị bạo lực của ĐCSTQ, qua đó giúp nhân loại vươn tới thịnh vượng và tự do. Ví dụ trường hợp nền tự do dân chủ Đài Loan chỉ cách Đại Lục 110 dặm, là hình mẫu so sánh khi đặt cạnh Trung Quốc Đại Lục dưới cai trị của ĐCSTQ.

ĐCSTQ hiểu rõ không thể lấy vấn đề ý thức hệ làm lý do trong cuộc tấn công nhằm đánh bại phương Tây. Ở trong nước, nó dựa vào khủng bố và kiểm duyệt thông tin để ngăn chặn tư tưởng phương Tây, truyền bá tư tưởng cưỡng ép để đánh lừa người dân Trung Quốc tin vào tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc. Việc ĐCSTQ tỏ ra thờ ơ vấn đề ý thức hệ trong quan hệ đối ngoại chẳng qua là chiến lược đánh lừa phương Tây với hy vọng chuyển hướng tranh luận ý thức hệ thành tranh chấp lợi ích. Lợi ích có thể được mặc cả, nhưng ý thức hệ thì không thể. Bằng cách đó, ĐCSTQ đã che giấu tham vọng chiến lược xưng bá thế giới, khiến phương Tây bớt cảnh giác hơn.

Để đạt được mục tiêu, ĐCSTQ đã thiết lập bốn chiến lược: Thứ nhất là về ý thức hệ giúp ĐCSTQ chiếm được ưu thế so với nền dân chủ tự do; Thứ hai là khiến cho Mỹ bỏ qua thứ vũ khí quan trọng nhất; Thứ ba là tìm cách thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách phương Tây bớt bị áp lực cảm giác về đe dọa của ĐCSTQ nhiều nhất có thể; Thứ tư là vấn đề nhấn mạnh về lợi ích chung, truyền đi thông điệp tích cực đối với người phương Tây và tất cả những người nghe khác, giảm thiểu cảm giác lo ngại đối với ĐCSTQ.

Trên thực tế, ở mức độ lớn thì vấn đề ý thức hệ đã định hình lợi ích. Ý thức hệ đã định nghĩa tại sao ĐCSTQ đối xử tàn nhẫn với người Duy Ngô Nhĩ, người Tây Tạng và các nhóm dân tộc khác, cũng như các nhà hoạt động dân chủ ở Hồng Kông và Trung Quốc. Nó xác định lý do tại sao ĐCSTQ phải phá hoại nền dân chủ tự do và đối đầu với Mỹ.

Nền dân chủ tự do là nền tảng của nước Mỹ, là nguyên nhân của nền độc lập và là cội nguồn của sức mạnh Mỹ, là biểu tượng cho lòng khao khát tự do của loài người. Giá trị dân chủ tự do cho phép cổ vũ tinh thần cho tất cả mọi người chia sẻ như nhau những hy vọng vào tương lai do chính mỗi người tạo dựng nên cho mình, điều này hoàn toàn trái ngược với ý thức hệ toàn trị của ĐCSTQ chủ yếu vì tương lai một nhóm người chóp bu mà áp bức những nhóm người khác. Như vậy thật nguy hiểm khi ĐCSTQ thúc đẩy truyền bá loại ý thức hệ đó ra thế giới. Đây là cuộc chiến giữa hai hệ giá trị và hệ thống chính trị, giữa tự do và chuyên chế, giữa đúng và sai, giữa thiện và ác.

Lộ Khắc, Vision Times tiếng Trung

Xem thêm: