Trong lịch sử Trung Hoa, các bậc thánh hiền nhiều vô kể, người tài giỏi có khả năng đặc biệt xuất chúng cũng nhiều không kể xiết. Họ có tài trí hơn người, có thể tiên đoán, đưa ra những dự ngôn chuẩn xác về các sự tình sẽ xảy ra không chỉ ở hiện tại mà ở cả tương lai xa hàng ngàn năm. 

luu co 2

Dưới đây là những nhân vật được xưng là “thần nhân” với những lời tiên đoán nổi danh, mỗi lời tiên đoán của họ đều lần lượt trở thành sự thực trong lịch sử.

1. “Thiêu bính ca” – Lưu Bá Ôn

Vào buổi sáng một ngày năm 1368, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đang ở trong cung ăn sáng, trong đó có món bánh nướng rất phổ biến. Vừa cắn một miếng thì thái giám truyền báo có Lưu Bá Ôn cầu kiến. Lúc ấy, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương đột nhiên nhớ đến việc Lưu Bá Ôn đã trợ giúp mình tranh đấu giành thiên hạ, chế định sách lược, dùng binh như thần, giống như Gia Cát Lượng tái thế. Cho nên đã nảy sinh ý định thử Lưu Bá Ôn một chút.

Thế là, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương cắn một miếng bánh nướng rồi dùng bát đậy lại, sau đó mới truyền mời Lưu Bá Ôn vào. Sau khi Lưu Bá Ôn đã ngồi vào chỗ, Minh Thái Tổ mới hỏi rằng: “Tiên sinh thâm hiểu lý số, vậy có thể biết ở trong bát của ta có vật gì không?”

Lưu Bá Ôn bấm tay tính toán một lúc, rồi nói: “Nửa tựa mặt trời nửa mặt trăng, vừa bị Kim Long cắn một miếng, là cái bánh nướng.”

Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương thán phục, ca ngợi Lưu Bá Ôn: “Trong triều của ta có một vị quốc sư bác học , thần kỳ như vậy thật sự là phúc phận của con dân đại Minh”.

Sau đó, Minh Thái Tổ Chu Nguyên Chương lại hỏi tiếp: “Việc trong thiên hạ sẽ ra sao? Thiên hạ nhà Chu ta có được lâu dài hay không?”

Lưu Bá Ôn đáp: “Số trời mênh mông, ta là chủ vạn con vạn cháu, hà tất phải hỏi”. Lời tiên đoán này có ý rằng: Giang sơn triều Minh sẽ truyền tới Hoàng đế Sùng Trinh, tức Vạn Lịch Hoàng đế rồi dừng.

Điều khiến mọi người kinh ngạc là tất cả những lời tiên đoán của Lưu Bá Ôn liên quan đến giang sơn khi ấy, từng lời từng lời đều chuẩn xác với thực tế xảy ra sau này.

2. Quỷ Cốc Tử tiên đoán sự nghiệp của Tôn Tẫn và Bàng Quyên

dự ngôn
(Hình minh họa: Qua kkews.cc)

Quỷ Cốc Tử là thủy tổ của Tung Hoành Gia (1 trong 9 dòng phái học thuật – Cửu Lưu). Tô Tần và Trương Nghi là hai đệ tử kiệt xuất nhất của ông. Ngoài ra, ông còn có hai đệ tử khác là Tôn Tẫn và Bàng Quyên. Theo sử sách ghi lại, Quỷ Cốc Tử là người thông thiên triệt địa, giỏi về toán học, chiêm tinh học. Ông còn giỏi về bày binh trận, biến hóa vô cùng, quỷ thần đều khó dự liệu. Ông có khả năng nhớ nhiều biết rộng.

Có một câu chuyện xưa về tài tiên đoán của ông được truyền lưu rộng rãi trong dân gian như sau: Một lần, Quỷ Cốc Tử bảo Bàng Quyên đi ra ngoài hái một bông hoa về để ông đoán vận mệnh cho. Bàng Quyên đi ra ngoài không thấy loại hoa nào khác ngoài cây Mã Đâu Linh, thế là đành nhổ cả gốc mang về. Quỷ Cốc Tử dựa vào tập tính của loại cây này mà dự đoán ra ngày Bàng Quyên làm thành đại sự. Đồng thời, ông căn cứ địa điểm mà Bàng Quyên nhổ loại cây này là ở Quỷ Cốc, gặp mặt trời mà héo nên đã kết luận nơi mà Bàng Quyên giành được vẻ vang nhất định là ở nước Ngụy.

Quỷ Cốc Tử lại căn cứ vào bông hoa Hoàng Cúc mà Tôn Tẫn hái về rồi đoán: “Bông hoa này bị bẻ gãy, không hoàn hảo nhưng lại có tính chịu được rét, trải qua sương giá mà không bị hủy hoại, mặc dù có tàn sát nhưng không phải là đại hung. Lúc cắm trong bình lại được mọi người yêu quý, mà cái bình là do vàng đúc thành, thuộc loại chung đỉnh, chắc rồi sẽ có tiếng tăm lừng lẫy. Nhưng loại hoa này phải trải qua cất nhắc, cuối cùng rồi mới cắm vào bình nên e là nhất thời không thể đắc ý. Cuối cùng hoa vẫn được cắm vào bình cũ, nên thành công của ngươi vẫn là ở quê hương.”

Không lâu sau thì những dự ngôn này của Quỷ Cốc Tử từng lời từng lời đều ứng nghiệm chuẩn xác. Người ta cho rằng, khả năng của Quỷ Cốc Tử là được lập trên cơ sở học rộng tài cao của ông. Ông dựa vào quy luật tự nhiên của vạn vật trong thiên nhiên mà có thể suy đoán ra sự phát triển, biến hóa và kết cục của con người.

3. “Thôi bối đồ” – Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang

tiên đoán
(Hình minh họa: Qua sohu.com)

Nói “Thôi bối đồ” là đệ nhất kỳ thư của Trung Hoa cũng là xứng đáng. Thời nhà Đường, “Thôi bối đồ” được lưu truyền rộng rãi nhất trong dân gian.

Theo chính sử “Cựu Đường Thư” ghi chép: Hoàng đế Đường Thái Tông nhìn thấy trong cuốn “Bí Ký” có ghi rằng, Võ Vương sau này sẽ nắm thiên hạ. Vì vậy, Hoàng đế Đường Thái Tông liền triệu kiến Lý Thuần Phong đến để hỏi tình hình cụ thể.

Sau đó, Hoàng đế Đường Thái Tông vì để đoán vận mệnh của Đường triều nên đã mời hai vị đại sư Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cang suy tính. Không ngờ, Lý Thuần Phong suy tính ra đến vận mệnh của Trung Quốc hơn 1000 năm sau. Cho đến lúc Lý Thuần Phong bắt đầu tiên đoán về tượng thứ 59 thì Viên Thiên Cang đẩy lưng của ông và nói: “Thiên cơ không thể tiết lộ, nên suy tính đến đây thôi!” mới dừng lại. Cho nên, cuốn sách này cũng được đặt tên là “Thôi Bối Đồ” (nghĩa là đẩy lưng).

Vì cuốn sách này tiên đoán quá chuẩn xác nên trong ba triều Tống, Nguyên, Minh nó là sách cấm không cho mọi người được phép xem. Những lời tiên đoán trong cuốn sách này chuẩn xác đến mức khiến mọi người hoài nghi rằng, những sự kiện liên quan đến vận mệnh của Trung Quốc đều là dựa theo cuốn sách này mà lần lượt “trình diễn” ra.

4. “Càn Khôn vạn niên ca” – Khương Tử Nha

dự ngôn
(Hình minh họa: Qua read01)

Mặc dù “Càn khôn vạn niên ca” (Bài thơ tiên tri thế giới 10.000 năm) của Khương Tử Nha cũng không quá nổi tiếng nhưng nó lại là lời tiên đoán sớm nhất sự hưng suy của triều đại trong lịch sử Trung Quốc. Nó là bản dự ngôn lớn nhất, nhiều nhất về Trung Quốc.

Toàn bộ dự ngôn gồm 770 chữ, dự ngôn về những việc xảy ra sau đó một vạn năm, có thể nói là rất thần kỳ. Trong lịch sử, rất nhiều việc lớn của Trung Quốc phát sinh sau này, từng việc từng việc đều là trùng khớp không sai lệch với dự ngôn này.

5. “Thất bộ thi” – Tào Thực

dự ngôn
(Hình minh họa: Qua pinterest)

Tào Thực là người đất Bái, huyện Tiêu, nay thuộc tỉnh An Huy, Trung Quốc, là con trai thứ ba của Tào Tháo, em của Tào Phi. Bài thơ “Thất bộ thi” là bài thơ Tào Thực làm trong bảy bước đi trong sự bức ép của Tào Phi. Thoạt nhìn, bài thơ rất đơn giản nhưng nội dung thực sự là châm chọc Tào Phi đa nghi, nhất định thiên hạ của Tào gia cũng sẽ sớm bị thay thế.

“Chử đậu nhiên đậu ki. Đậu tại phủ trung khấp. Bản thị đồng căn sinh. Tương tiên hà thái cấp.” (Nấu đậu bằng dây đậu, Đậu ở trong nồi khóc. Vốn cùng một gốc sinh. Đốt nhau sao mà gấp). Câu chuyện “thất bộ thi” (bài thơ làm trong bảy bước) của Tào Thực đã trở thành một giai thoại trong lịch sử văn học Trung Quốc và được truyền tụng mãi đến ngày nay.

Tào Thực dùng đậu và thân cây đậu để so sánh với huynh đệ cùng cha mẹ (cùng gốc) sinh ra, dùng hình ảnh nấu đậu để liên tưởng đến cảnh huynh đệ, cốt nhục giết hại lẫn nhau khiến hình ảnh trở nên sinh động và nội dung sâu sắc.

Những đại dự ngôn thần kỳ trong lịch sử Trung Hoa chuẩn xác đến mức khiến người đời sau phải thán phục. Đồng thời cũng khiến người ta hoài nghi rằng: “Phải chăng thế giới này thực sự tồn tại một số quy luật mà có thể đoán trước được vận mệnh tương lai?”

(Còn tiếp…)

An Hòa (dịch và t/h)

Xem thêm: