Ngày nay, Chiến tranh Lạnh được nhìn nhận là một cuộc chạy đua vũ trang và căng thẳng chính trị giữa Liên Xô và Hoa Kỳ. Nhưng ít ai để ý rằng đó còn là một cuộc chiến giữa thiện và ác, giữa chính và tà, giữa chủ nghĩa cộng sản vô Thần và thế giới tự do tôn sùng tín ngưỡng, như Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan đã đề cập đến trong bài diễn văn “Đế chế tà ác” nổi tiếng. Hơn thế nữa, không như nhiều người vẫn tưởng, cuộc chiến chính tà này chưa hề kết thúc. Trên bình diện thế giới, kể cả đối với những nhà sử học, thì đây là một điều ít ai có thể tưởng tượng và để ý đến.

Kết cục khó thấy của Chiến tranh Lạnh: Quảng trường Đỏ vẫn màu đỏ
Tổng thống Hoa Kỳ Ronald Reagan và Tổng bí thư ĐCS Liên Xô Mikhail Gorbachev ký Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân Tầm trung tại Nhà Trắng, 1987. Lúc này cuộc Chiến tranh Lạnh vẫn chưa kết thúc. (Ảnh: Wikipedia, Public Domain)

Mặc dù ngay sau cuộc Chiến tranh Lạnh, Liên Xô tan rã, nhưng hệ tư tưởng cộng sản cũng như cỗ máy của nó thì vẫn còn bám vào và tiềm phục trong các quốc gia tự do như một loại ký sinh nguy hiểm. Trong các nước thuộc phe cộng sản trước đây, mặc dù tại rất nhiều nơi, Đảng Cộng sản đã bị rớt đài, nhưng khác với việc xử lý Đức Quốc xã, trong phạm vi toàn thế giới thì nhân loại chưa hề tiến hành thanh toán nghiêm túc đối với chủ nghĩa cộng sản và thẩm phán những tội ác của nó, chỉ một số cá nhân lãnh đạo bị truy tố sau nhiều năm chế độ sụp đổ.

Ngay chính nước Nga cũng chưa thanh trừ ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Liên Xô và bãi bỏ cơ cấu đặc vụ KGB. Một cựu điệp viên KGB, sau này trở thành lãnh đạo của cơ quan an ninh mật của Nga, đã nắm giữ nước Nga trong nhiều năm qua. Lý niệm, tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản vẫn còn tồn tại. Rất nhiều phần tử cộng sản được huấn luyện thành thục vẫn đang hoạt động, thậm chí còn thâm nhập vào Tây Phương và toàn cầu. Vô cùng nhiều quốc gia trên thế giới chấp nhận sự tồn tại của đảng cộng sản. Mặc dù không duy trì đất nước ở chế độ độc Đảng, nhưng tại rất nhiều nước phương Tây, phần tàn dư của Đảng Cộng sản cũ đã trở thành một trong hai Đảng phái đứng đầu đất nước.

Sau Chiến tranh Lạnh, Quảng trường Đỏ vẫn màu đỏ

Dưới sự xung kích của trào lưu lớn sôi sục đòi độc lập của các quốc gia từng thuộc phe cộng sản chủ nghĩa, tình hình chính trị bên trong Liên Xô rơi vào bất ổn, ngoại giao bị cô lập, kinh tế sụp đổ, lòng dân thay đổi. Tổng thống Nga, bấy giờ là Boris Yeltsin, đã hạ lệnh tuyên bố Đảng Cộng sản Liên Xô là tổ chức phi pháp, và hạn chế hoạt động của nó ở Nga. Dân chúng thốt lên tiếng nói chống Cộng, bỏ Cộng của thời đại vốn tích lũy trong tâm đã lâu. Cuối cùng, vào ngày 26/12/1991, một nghị quyết được thông qua, tuyên bố chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô. Liên Xô sau 69 năm thành lập đã chính thức giải thể từ đó.

Lúc mới thành lập nước Nga, Yeltsin đã phát động một cuộc vận động “bãi bỏ Xô Viết hóa”, lúc đó tượng Lenin bị kéo đổ, sách của Xô Viết bị đốt đi, công chức từng làm việc trong chính phủ Liên Xô bị sa thải, rất nhiều vật phẩm có liên quan đến Xô Viết đều bị đập, bị đốt. Nhưng như vậy vẫn chưa chạm đến bản chất của cộng sản. Ý thức cộng sản đã bén rễ sâu trong đầu não làm sao có thể dễ dàng bỏ đi? Hãy thử nhìn những gì thế giới đã làm với Đức Quốc Xã.

Sau khi Chiến tranh Thế giới lần thứ hai kết thúc, toàn cầu trong phong trào xóa bỏ Phát Xít hóa làm được hết sức triệt để. Từ việc công khai xét xử, kết án các tội phạm chiến tranh của Phát Xít, cho đến triệt để quét sạch tư tưởng Phát Xít, khiến người dân thế giới hễ nghe thấy từ Phát Xít liền cảm thấy đó là nỗi nhục.

Nhưng đối với thế lực cộng sản tại Nga năm đó thì sao? Sau cuộc vận động bãi bỏ Xô Viết hóa, những người thuộc thế lực cộng sản vẫn tồn tại mà không bị xét xử. Rất nhanh chóng, thế lực cộng sản bèn tổ chức phản công. Tháng 10/1993, hàng vạn người dân Moscow lại diễu hành biểu tình trên quảng trường thành phố, vung lá cờ Liên Xô, tung hô tên Lenin, Stalin, đoàn diễu hành ngày càng lớn.

Trước đó hai năm, năm 1991, người Moscow còn ra đường đòi độc lập, dân chủ. Nhưng lần này lại là thế lực cộng sản đòi khôi phục thể chế cộng sản, trong đó còn có một số binh lính quân đội, cảnh sát tham dự, khiến cho thế cục càng trở nên đối kháng hơn. Vào thời khắc then chốt, các tướng lĩnh quân đội và cơ quan an ninh chọn ủng hộ Yeltsin, Yeltsin phái xe tăng tinh nhuệ bình ổn lại nguy cơ này.

Nhưng như đã nói, thế lực cộng sản vẫn còn mà không bị thanh trừ. Họ đã thành lập Đảng Cộng sản Nga, trở thành chính đảng lớn nhất nước Nga lúc đó, cho đến khi đảng cầm quyền Nước Nga Thống nhất của Putin trở thành đảng lớn nhất soán vị.

Cho đến vài năm gần đây, một số cuộc điều tra xã hội (như loạt điều tra của Đài Truyền hình RBK Moscow tiến hành từ năm 2015 đến 2016) cho thấy rất nhiều (khoảng 60%) người trả lời điều tra vẫn cho rằng “Liên Xô nên hồi sinh”. Tháng 5/2017, rất nhiều người ở Nga kỷ niệm 100 năm Liên Xô đoạt chính quyền. Đoàn Thanh niên Cộng sản Liên Xô (Komsomol), thành lập vào thời kỳ Liên Xô, đã tổ chức mít-tinh trên Quảng trường Đỏ của Moscow, trước Lăng Lenin, cử hành lễ tuyên thệ thanh niên gia nhập đoàn. Chủ tịch Đảng Cộng sản Nga Gennady Zyuganov tại buổi mít-tinh còn tuyên bố 60.000 người mới gia nhập Đảng Cộng sản Nga, và rằng Đảng Cộng sản vẫn tiếp tục sinh tồn, thậm chí là phát triển.

Chỉ nói riêng Moscow, hiện vẫn còn 80 tượng đài Lenin, thi thể của Lenin ở Quảng trường Đỏ vẫn còn thu hút du khách và những người theo chủ nghĩa cộng sản. Quảng trường Đỏ vẫn là màu đỏ. Chủ nghĩa cộng sản vẫn tồn tại ở nước Nga. KGB trước nay vẫn chưa hề bị thế giới vạch trần và lên án. Những người tin vào chủ nghĩa cộng sản vẫn còn hết sức lớn.

Tai họa đỏ vẫn lan tràn như trước

Trước Chiến tranh Lạnh, tổng cộng có 27 quốc gia do Đảng Cộng sản đứng đầu. Hiện tại vẫn còn 4 nước trên thế giới là thực thi thể chế độc Đảng do Đảng Cộng sản cầm quyền. Bắc Triều Tiên cũng độc Đảng, trên danh nghĩa thì không phải Đảng Cộng sản, nhưng kỳ thực là thực thi chủ nghĩa cộng sản theo một cách khác. Ngoài ra còn có 13 quốc gia mà Đảng Cộng sản vẫn đang tham dự chính trị. Còn có 120 nước thừa nhận Đảng Cộng sản, Đảng Cộng sản tồn tại công khai.

Đến những năm 1980, có hơn 50 Đảng cộng sản ở các nước Mỹ La Tinh, bao gồm Đảng Cộng sản và các đảng phái tự xưng là tín phụng chủ nghĩa Marx, với tổng số đảng viên là 1 triệu (trong đó Đảng Cộng sản Cuba ước chừng chiếm một nửa).

Trong nửa đầu những năm 1980, Mỹ và Liên Xô giao tranh kịch liệt ở các khu vực điểm nóng của châu Á và Mỹ La Tinh. Cùng với sự giải thể của Đông Âu và Liên Xô, thế lực cộng sản cũng dần dần tạo cho mình vẻ ngoài yếu đi. Đảng cộng sản các nước vốn chủ yếu dựa vào bạo lực, như Đảng Cộng sản Peru (“Con đường Quang minh”) từng thúc đẩy mạnh mẽ chế độ cộng sản và hành động bạo lực, thì nay ngày càng hạn chế cách sử dụng bạo lực này.

Đại bộ phận thế lực cộng sản tại các nước đều thay đổi bộ mặt, lấy hình thức biến tướng là xã hội chủ nghĩa để xuất hiện. Họ biến đảng cộng sản vốn có thành Đảng Dân chủ Xã hội, Đảng Nhân dân Xã hội, v.v.. Mười mấy Đảng cộng sản ở Trung Mỹ bỏ từ “cộng sản” ra khỏi tên, nhưng vẫn tiếp tục thúc đẩy tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, về hoạt động lại có tính lừa đảo hơn nữa.

Trong 33 quốc gia độc lập ở Mỹ La Tinh và khu vực Caribbe, ngoài Cuba là Đảng Cộng sản cầm quyền ra, còn có nhiều Đảng Cộng sản là đảng “hợp pháp”. Ở các nước như Venezuela, Chile, Uruguay, v.v., Đảng Cộng sản và đảng cầm quyền liên kết thành các loại hình thức liên minh và gia nhập chính phủ, là đảng tham chính, trong khi ở đa số các quốc gia khác, thân phận chính trị của Đảng Cộng sản là đảng đối lập.

Mặc dù ở phương Tây và một số quốc gia ở các khu vực khác, chủ nghĩa cộng sản không dùng thủ đoạn bạo lực tàn sát như ở phương Đông, nhưng nó dùng các loại thủ đoạn biến tướng chuyển hóa mà thâm nhập và đã đạt được mục tiêu băng hoại đạo đức nhân loại, hủy hoại văn hóa con người vốn xây dựng trên nền tảng tín Thần, tín Chúa. Các tổ chức cộng sản thông qua sự ký sinh đó mà truyền bá tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, xã hội chủ nghĩa, tư tưởng vô Thần, v.v..

Có một số người hẳn là đã từng thắc mắc, có rất nhiều nhà lãnh đạo cộng sản từng đi du học ở phương Tây, có rất nhiều thế hệ đỏ kế tiếp từng hưởng thụ sự tự do ở phương Tây, tại sao khi quay về quốc gia của mình, họ vẫn thi hành chủ nghĩa cộng sản?

Kỳ thực có một số người ở các quốc gia cộng sản khi tới phương Tây cũng nhận ra một thực tế rằng, dù phương Tây không có bạo lực cách mạng, nhưng rất nhiều điều ở xã hội này lại giống như lý thuyết cộng sản, giống như đang thực hành chủ nghĩa cộng sản vậy. Từ việc thu thuế rất nặng, các chính sách kinh tế bán kế hoạch, mong muốn kéo hẹp khoảng cách giàu nghèo, cho đến phúc lợi vô cùng cao, khiến người ta có thể thất nghiệp ngồi nhà, không làm mà vẫn hưởng cho đến hết đời. Đây chẳng phải là điều chủ nghĩa cộng sản rao giảng hay sao?

Nói một cách nghiêm khắc, chủ nghĩa cộng sản đã và đang thôn tính, chiếm lĩnh toàn thế giới.

Chiến tranh Lạnh 2: Cuộc chiến chính tà vẫn còn tiếp diễn

Thế giới tự do đã từng trực tiếp đối đầu với chủ nghĩa cộng sản. Tuy nhiên những thế hệ hiểu rõ, phản đối cộng sản, và chống cộng kỳ cựu của phương Tây dần dần theo thời gian mà rời bỏ nhân thế. Họ là những cá nhân thuộc thế hệ cũ, có nhận thức sâu sắc về chủ nghĩa cộng sản. Nhưng họ đã phạm sai lầm khi không để lại một cơ chế bảo vệ nào cho quốc gia và nhân loại trước sự dai dẳng, tinh vi và lừa dối của ý thức hệ cộng sản.

Trong khi đó, các thế hệ sau này cho rằng chủ nghĩa cộng sản đã trở thành lịch sử, không có nhận thức đối với những chiêu lừa dối, thảm sát tà ác của chủ nghĩa cộng sản, cũng không có nguyện vọng tìm hiểu. Họ bị che mờ bởi những hình thái chủ nghĩa xã hội dưới chiêu bài “hướng tới xã hội”, “giúp ích xã hội”, “giải phóng xã hội”, mà không biết rằng đó chính là sự mê hoặc mà chủ nghĩa cộng sản tạo ra. Còn những người theo chủ nghĩa cộng sản ban đầu vẫn chiểu theo lý luận cấp tiến hoặc tiệm tiến của chủ nghĩa cộng sản mà hành sự, làm ra các loại phá hoại đối với hình thái ý thức, thể chế xã hội, thậm chí là các hoạt động lật đổ chính quyền thầm lặng.

Ngày nay, thế giới đang chứng kiến một cuộc Chiến tranh Lạnh thứ 2 giữa Đảng Cộng sản Trung Quốc và Hoa Kỳ. Nhưng đây không phải là một cuộc chạy đua vũ trang. Đây là một cuộc Chiến tranh Lạnh thế hệ mới, là chiến tranh tổng lực trên nhiều bình diện (multi-faceted total war), mà chủ yếu nhất là thẩm thấu và làm tha hóa hệ thống chính trị. Hơn nữa, đây là một cuộc chiến chính tà còn đáng sợ hơn cuộc chiến chính tà 30 năm về trước giữa Hoa Kỳ và Liên Xô.

Để làm rõ luận điểm này, hãy nhắc lại điều Tổng thống Ronald Reagan đã nói trong bài diễn văn “Đế chế tà ác”nổi tiếng của ông:

Người sắc sảo nhất trong những người quan sát nền dân của chủ Hoa Kỳ, Alexis de Tocqueville, sau khi tìm kiếm bí mật về sự vĩ đại và thiên tài của Hoa Kỳ, đã hùng hồn tuyên bố rằng: “Chỉ đến khi tôi đi đến các nhà thờ ở Hoa Kỳ và chứng kiến những lời giảng đạo rực đầy chính nghĩa, tôi mới hiểu ra sự vĩ đại và thiên tài của nước Hoa Kỳ. Hoa Kỳ là cái thiện [(good) – đối lập với cái ác (evil)]. Và nếu Hoa Kỳ không còn thiện nữa, thì Hoa Kỳ cũng không còn vĩ đại nữa.”

Hoa Kỳ ngày nay đã khác với Hoa Kỳ của 30 hay 60 năm về trước, bởi vì một trong những điều được giảng dạy nhiều nhất trong các trường học Hoa Kỳ là Tuyên ngôn cộng sản và Tư bản luận của chủ nghĩa cộng sản vô Thần. Trong khi đó, Kinh Thánh đã bị loại bỏ khỏi trường học trên khắp Hoa Kỳ.

Đảng Cộng sản Trung Quốc ngày nay thì lại càng khác xa so với Đảng Cộng sản Liên Xô năm xưa. Cuộc đàn áp Pháp Luân Công và cuộc đàn áp Duy Ngô Nhĩ đã trở thành cái nôi tôi luyện ra một “đế chế tà ác” kinh doanh trên nội tạng của con người mà không ai dám làm gì ngoài “lên án” bằng mồm và bằng nghị quyết.

Nhìn theo phương diện này, chẳng phải chính nghĩa thì yếu đi mà tà ác thì mạnh lên hay sao? Kết quả của cuộc Chiến tranh Lạnh này sẽ là như thế nào?

Rất nhiều người cảm thấy kỳ lạ, vì sao toàn thế giới lại nhìn về những cuộc bầu cử Hoa Kỳ một cách hồi hộp đến như thế? Bởi vì rất sâu trong nội tâm, nhân loại đều hiểu rằng cuộc chiến chính tà này đã lan đến pháo đài cuối cùng của thế giới tự do, nó đã xuyên thấu Hoa Kỳ. Mỗi khi một cuộc bầu cử Hoa Kỳ được định đoạt, mỗi một đời Tổng thống, đều có thể là một bước sinh tử tồn vong của thế giới tự do, bằng cách này hay cách khác, rồi sẽ có rất nhiều người ý thức được sự thật đó.

Đăng lại có chỉnh sửa từ loạt bài của The Epoch Times (thespecterofcommunism.com)
Nguyễn Vĩnh biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: