Những người khổng lồ trong Thần thoại Hy Lạp và những người lùn Hobbit trong Chúa tể của những chiếc nhẫn có phải chỉ là các nhân vật tưởng tượng ra? Hay đã từng có một thời kỳ các chủng loại người cùng chung sống với nhau? Về vấn đề thú vị này, trong cuốn Sử Ký nổi tiếng của Tư Mã Thiên có ghi chép lại lời Khổng Tử kể về giống người khổng lồ và người lùn thời tiền sử.

Khổng Tử kể chuyện người khổng lồ và người lùn thời cổ đại
(Tranh minh họa: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, Public Domain)

Sử Ký chép về chuyện này trong “Khổng Tử thế gia” như sau:

Nước Ngô đánh nước Việt, phá núi Cối Kê, được đốt xương chở đầy một xe. Nước Ngô sai sứ đến hỏi Trọng Ni (Khổng Tử): “Xương gì mà to tột mức thế?”

Trọng Ni đáp: “Vua Vũ nhà Hạ triệu tập các vị Thần đến núi Cối Kê, Phong Phong thị đến muộn, Vũ giết rồi phơi thây thị chúng, đối xương của ông ta chở đầy một xe, cho nên xương này mới lớn như vậy.”

Khách nước Ngô hỏi: “Ai là Thần?’

Trọng Ni đáp: “Thần núi sông đủ để làm giềng mối cho thiên hạ, người giữ việc thờ cúng núi sông là Thần, giữ chỗ Thần xã Thần tắc là công hầu, đều lệ thuộc vào nhà Vua.”

Khách hỏi: “Phòng Phong giữ việc gì?”

Trọng Ni đáp: “Là Vua của họ Uông Võng, giữ việc tế Thần núi Phong và núi Ngu, họ Hy. Thời Ngu, Hạ, Thương là Uông Võng, đến thời Chu là Trường Địch, nay gọi là Đại Nhân.”

Khách hỏi: “[Các chủng] người cao chừng nào?”

Trọng Ni đáp: “Tộc Tiêu Nghiêu cao ba thước, cực kỳ thấp. Người cao lớn cũng không quá mười lần ba thước, như thế là cao nhất rồi.”

Đơn vị “thước” cổ của Trung Hoa thời xưa còn gọi là “xích”, một “thước” tương đương với khoảng 33cm. Ba thước nghĩa là 1m ngày nay. Từ câu trả lời của Khổng Tử, có thể thấy rằng giống người lùn thời xưa cao khoảng 1m. Những người lùn này cho đến ngày nay vẫn có tồn tại ở một số gia tộc thiểu số sinh sống tại Trung Quốc. Trong khi đó, người cao lớn mà Khổng Tử gọi là “Đại Nhân” thì cao nhất cũng vào khoảng 10m (gấp 10 lần người lùn). Người hiện đại thời nay cao trung bình khoảng 1,7m, chính là giống người có chiều cao trung bình.

Từ miêu tả của Khổng Tử có thể thấy rằng trong một thời kỳ tiền sử, có 3 giống loài đã tồn tại cùng nhau, một là người lùn, một là người như ngày nay, và một là người khổng lồ. Nếu điều này là có thật thì nó có thể giải thích rất nhiều ẩn đố của lịch sử. Ví như các tảng đá nguyên khối dài hàng chục mét, nặng hơn 1000 tấn xuất hiện trong khu vực văn minh Ai Cập là được vận chuyển và chế tác như thế nào? Ví như những dấu chân khổng lồ xuất hiện hàng triệu năm trước là sao?

Có những người tin rằng các kim tự tháp Ai Cập cổ đại là tàn tích từ văn minh của những người khổng lồ, người Ai Cập sau đó chỉ là kế thừa và bắt chước để tạo nên những công trình có kích thước nhỏ hơn. Những điều này đều đáng để chúng ta suy ngẫm.

Xem thêm:

Quang Minh

Tài liệu tham khảo:

  • Sử Ký – Tư Mã Thiên – Thế gia, Phạm Văn Ánh dịch, NXB Văn học

Mời xem video: