Trên thế giới hiện nay, mô hình kinh tế chủ nghĩa xã hội đang được thực thi vô cùng phổ biến, ở các cấp độ khác nhau. Các quốc gia phát triển phương Tây đang tiến hành chủ nghĩa xã hội trá hình. Đảng Cộng sản Trung Quốc đã áp đặt mô hình kinh tế quái thai của chủ nghĩa xã hội độc tài. Mô hình kinh tế chủ nghĩa xã hội cũng đã cho thấy hậu quả của nó khi áp dụng tại một số nước Bắc Âu được ví như “thiên đường chủ nghĩa xã hội” và các nước đang phát triển khác.

Châu Âu và giấc mơ kinh tế chủ nghĩa xã hội

Tại các quốc gia cộng sản cũ ở Đông Âu, vì không triệt để xóa bỏ tội ác của chế độ cộng sản ở khối Xô Viết cũ, nên bóng ma cộng sản vẫn ám khu vực này, trong tâm mọi người vẫn còn chứa đựng chủ nghĩa cộng sản. Điều này phản ánh ở nhiều phương diện của nền kinh tế, chính trị Đông Âu. Ví dụ Nga và Belarus vẫn giữ lại các doanh nghiệp nhà nước lớn, chế độ phúc lợi cao, và duy trì chính sách can thiệp sâu vào nền kinh tế.

Trong giai đoạn chuyển đổi chế độ, các quốc gia Đông Âu rơi vào khủng hoảng do mức tăng trưởng kinh tế chậm và tỷ lệ thất nghiệp cao, mang lại cơ hội cho chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản đội mồ sống dậy với diện mạo mới. Bóng ma cộng sản chưa bị triệt tiêu. Các chính đảng cánh tả phát triển mạnh mẽ, làm trỗi dậy những cảm xúc hoài niệm về chủ nghĩa cộng sản trước đây ở các quốc gia cộng sản Đông Âu cũ. [1]

Còn các quốc gia Bắc Âu ngày nay thường hay được những người cánh tả và những người cộng sản ví như là “thiên đường chủ nghĩa xã hội”.

Thực ra, ảo tưởng của người phương Tây hiện nay về chủ nghĩa xã hội cũng hết sức tương tự như ảo tưởng của vô số thanh niên nhẹ dạ ấp ủ chủ nghĩa cộng sản trong 100 năm qua ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác. Thế hệ trẻ thiếu mất khả năng lý giải thấu đáo lịch sử, văn hóa và truyền thống của dân tộc mình, không có sức đề kháng trước chủ nghĩa xã hội có vẻ ngoài ôn hòa, nhân văn. Màn diễn lừa bịp của thế kỷ 20 đang tái hiện ở thế kỷ 21.

Tư tưởng trung tâm “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” của Marx có tính lừa phỉnh rất lớn đối với những người trẻ. Họ ảo tưởng về “cuộc sống ở các quốc gia Bắc Âu” với phúc lợi cao kiểu chủ nghĩa xã hội. Kỳ thực đây là một nhầm lẫn cơ bản về kiến thức và lịch sử.

Lấy Thụy Điển làm ví dụ [2]. Năm 1960, cứ 100 người Thụy Điển sống nhờ lao động trong nền kinh tế thì có 38 người Thụy Điển khác sống nhờ tiền thuế, tức là viên chức chính quyền. Đến 1990, cứ 100 người Thụy Điển sống nhờ lao động trong nền kinh tế thì có 151 người Thụy Điển khác sống nhờ tiền thuế.

Chúng ta biết rằng lý thuyết cộng sản có bao gồm một phần lý thuyết kinh tế chính trị quan trọng của Karl Marx, trong đó đặc biệt là đánh thuế, và lấy tiền thuế để duy trì các hoạt động xã hội. Từ đây có thể thấy vào đầu những năm 1990, Thụy Điển từng bước một bước chân chuyển sang mô hình chủ nghĩa xã hội, chính quyền mở rộng bao cấp cho người dân thông qua tiền thuế.

Tuy nhiên người Thụy Điển phát hiện ra vấn đề trong nền kinh tế của họ ngay lập tức. Hàng loạt công ty rời khỏi Thụy Điển. Nhà sáng lập công ty nội thất IKEA nổi tiếng, Ingvar Kamprad, đã rời khỏi Thụy Điển, chuyển đến Đan Mạch vào năm 1974, sau đó lại tiếp tục chuyển tới Thụy Sĩ. Tình trạng kinh tế của Thụy Điển suy sụp nhanh chóng, với các luật lao động khắc nghiệt, và sự “phình to” của chính quyền.

May mắn là cũng trong những năm 1990, một cuộc vận động theo hướng ngược lại, thoát khỏi các giá trị chủ nghĩa xã hội đã diễn ra. Ví dụ, một cuộc cắt giảm thuế doanh nghiệp diễn ra vào năm 1990 và 1991, từ 57% xuống 30%. Thu nhập từ cổ phần được miễn thuế, lãi về vốn chỉ bị đánh thuế 12,5%.

Quá trình cải tổ tránh xa khỏi chủ nghĩa xã hội tiếp tục vào những năm sau đó. Năm 2004, thuế bất động sản từng lên tới 30% đã bị bãi bỏ. Thuế tài sản bị bãi bỏ năm 2007. Thuế doanh nghiệp tiếp tục giảm từ 30% xuống 26,3% năm 2009 và 22% năm 2013.

Từ năm 1993 tới 2000, lượng tiền chi tiêu cho các vấn đề xã hội giảm từ 22,2% của GDP xuống còn 16,9%. Nghĩa là sự trợ giúp của chính phủ cho xã hội có xu hướng giảm xuống chứ không phải tăng lên.

Như vậy, các nước Bắc Âu, với cuộc sống “mơ tưởng” mà giới trẻ cấp tiến hướng tới và các chính trị gia cánh tả rao giảng, không phải là đang tiến đến chủ nghĩa xã hội, mà là suýt nữa bị sụp đổ vì chủ nghĩa xã hội, và phải chủ động rời xa nó.

Sự thất bại của nền kinh tế xã hội chủ nghĩa ở các nước đang phát triển

Vào những năm 1960, ở các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, và châu Mỹ La-tinh, nhiều quốc gia mới độc lập ở châu Phi đã tuyên bố đi theo chủ nghĩa xã hội, rồi để lại một đống hỗn loạn. Ví dụ gần đây nhất là Venezuela và Zimbabwe.

Venezuela từng là quốc gia giàu có nhất châu Mỹ La-tinh. Từ khi chủ nghĩa xã hội làm sụp đổ nền kinh tế nước này, Venezuela đã rơi vào nghèo khó, nạn đói hoành hành, tội phạm tràn lan, bầu không khí tuyệt vọng bao trùm khắp đất nước. Zimbabwe cũng từng là quốc gia giàu có nhất châu Phi. Ngày nay quốc gia này đã rơi vào thảm họa về mọi mặt do lạm phát đã tăng đến mức không thể tưởng tượng được.

Venezuela có nguồn tài nguyên dầu mỏ phong phú. Vào những năm 1970, Venezuela là quốc gia có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất ở châu Mỹ Latinh, có mức bất bình đẳng thu nhập thấp nhất, và GDP bình quân đầu người cao nhất trong khu vực. [3] Nền kinh tế Venezuela lúc đó khá tự do, cùng với chính sách di dân đã hấp dẫn công nhân lành nghề từ Ý, Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, cộng thêm chính sách bảo hộ quyền sở hữu, khiến cho quốc gia này đạt mức tăng trưởng kinh tế nhanh trong giai đoạn 1940-1970. [4]

Năm 1999, tân tổng thống Venezuela, sau khi nhậm chức, đã tiến hành chủ nghĩa xã hội, thực hiện quốc hữu hoá, cuối cùng đẩy nền kinh tế Venezuela đến chỗ sụp đổ. Vị tổng thống này từng công khai tuyên bố rằng cần tiến hành “chủ nghĩa xã hội thế kỷ 21”. [5]

Để xây dựng chủ nghĩa xã hội, chính phủ Venezuela đã trưng thu hay quốc hữu hóa rất nhiều doanh nhiệp tư nhân trong các lĩnh vực dầu khí, nông nghiệp, tài chính, công nghiệp nặng, thép, viễn thông, năng lượng, giao thông vận tải, và du lịch. Quá trình này càng được đẩy mạnh sau khi vị tổng thống này tái đắc cử vào năm 2007. Từ năm 2007-2012, chính phủ nước này đã trưng thu 1.147 doanh nghiệp tư nhân, gây ra những hệ quả vô cùng tai hại.

Những doanh nghiệp từng đạt năng suất cao một thời nay bị đóng cửa, thay vào đó là các xí nghiệp quốc doanh năng suất thấp, các nhà đầu tư cũng sợ hãi bỏ chạy. Khi sản xuất lao dốc, Venezuela ngày càng phụ thuộc nặng nề vào nhập khẩu. Thêm vào đó là một loạt biện pháp can thiệp của chính phủ như khống chế tỷ giá hối đoái và giá cả, cuối cùng khi giá dầu đi xuống thì khủng hoảng xảy ra là điều không thể tránh khỏi.

Có người cho rằng nguyên nhân của tấn bi kịch này là do khủng hoảng dầu mỏ, nhưng sự việc lại không đơn giản như vậy. Theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, có bảy quốc gia khác còn phụ thuộc vào dầu mỏ nhiều hơn Venezuela, nhưng trong giai đoạn từ 2013-2017, bảy quốc gia này đều đạt tăng trưởng kinh tế. [6]

Căn nguyên của vấn đề chính là chế độ kinh tế xã hội chủ nghĩa. Về cơ bản, chính sách kinh tế của Venezuela đi theo 10 yêu cầu mà Marx đã đề xuất cho những quốc gia đi lên chủ nghĩa xã hội trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”. [7] Tình cảnh bi thảm của Venezuela là tai họa kinh tế mà tà linh cộng sản gây ra.

Một ví dụ khác là Zimbabwe, quốc gia từng được coi là “vựa bánh mì của châu Phi”. Sau khi chính thức giành độc lập vào năm 1980, Zimbabwe đã lựa chọn hướng xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa theo lập trường của chủ nghĩa Marx-Lenin. Tổng thống đầu tiên của quốc gia này khi còn trẻ cũng là một tín đồ của chủ nghĩa Marx. Đội quân du kích của ông này chịu ảnh hưởng của tư tưởng Mao Trạch Đông và được Trung Cộng viện trợ vô điều kiện, vì thế quốc gia này có quan hệ mật thiết với Trung Cộng. Không giống với các quốc gia châu Phi khác đi theo chủ nghĩa xã hội, Zimbabwe chưa lập tức tiến hành quốc hữu hóa.

Sau khi bắt đầu cải cách ruộng đất năm 2000, nền kinh tế Zimbabwe bắt đầu rơi vào tình cảnh khốn cùng. Theo chính sách cải cách đất đai của Zimbabwe, nông trường của người da trắng bị phân phối lại cho những người da đen bản địa không có đất đai và những người có quan hệ chính trị tốt. Kế hoạch này đã khiến cho sản xuất của Zimbabwe sụt giảm mạnh. Ngân hàng Trung ương Zimbabwe phải in thêm tiền để giải quyết khủng hoảng, châm ngòi cho siêu lạm phát bắt đầu.

Số liệu của Ngân hàng Trung ương Zimbabwe cho thấy tháng 6/2008, mức lạm phát hàng năm của quốc gia này đã là 231 triệu %. Đến giữa tháng 11/2008, con số này đã đạt mức cao nhất, còn chút nữa là vượt quá mức 80 tỷ %, chính phủ thậm chí còn bỏ qua việc công bố số liệu thống kê hàng tháng. Một năm sau, tỷ giá chuyển đổi đồng Đô la Mỹ sang đồng tiền Zimbabwe đạt đến mức 1 USD đổi được 35.000 tỷ đồng Zimbabwe, Zimbabwe buộc phải bỏ và in lại tiền của mình. [8]

Năm 2008, Zimbabwe lại xảy ra nạn đói lớn, khiến rất nhiều người chết. Quốc gia này có 16 triệu dân mà có đến 3,5 triệu người bị thiếu lương thực. Ngày nay, tình trạng suy dinh dưỡng ở quốc gia này vẫn tồn tại phổ biến.

Chủ nghĩa cộng sản đã hoành hành trên thế giới, con người ở các quốc gia khác nhau đều có thể nhìn thấy nguy cơ trước mắt và tiềm tàng mà kinh tế chủ nghĩa xã hội mang lại. Những vấn đề mà nó mang tới cho các nước phát triển phương Tây đang lộ dần ra. Nó cũng đã gây ra những hiện thực đau thương cho các nước đang phát triển. Một nguyên tắc cần nhớ kỹ: Ma quỷ có thể mang lại cho con người sự đầy đủ và thoải mái nhất thời về mặt kinh tế, nhưng bản tính của nó sẽ không thay đổi; nó nhất định muốn đẩy con người vào tình trạng đạo đức bại hoại rồi kéo họ vào vực thẳm hủy diệt.

Đăng lại có chỉnh sửa từ loạt bài của The Epoch Times
(TheSpecterOfCommunism.com)
Nguyễn Vĩnh biên tập

Tài liệu tham khảo:

[1] Kurt Biray, “Communist Nostalgia in Eastern Europe: Longing for the Past,” November 10, 2015,
https://www.opendemocracy.net/can-europe-make-it/kurt-biray/communist-nostalgia-in-eastern-europe-longing-for-past.

[2] The Myth of Nordic Socialism, Rainer Zitelmann, April 3, 2019
https://www.barrons.com/articles/the-myth-of-nordic-socialism-51554296401

[3] John Polga-Hecimovich, “The Roots of Venezuela’s Failing State,” Origins, 10:9 (June 2017),
http://origins.osu.edu/article/roots-venezuelas-failing-state.

[4] José Niño, “Venezuela Before Chavez: A Prelude to Socialist Failure,” Mises Wire, May 04, 2017,
https://mises.org/wire/venezuela-chavez-prelude-socialist-failure.

[5] John Bissett, “Hugo Chavez: Revolutionary Socialist or Leftwing Reformist?” Socialist Standard No. 1366 (June 2018)
https://www.worldsocialism.org/spgb/hugo-chavez-revolutionary-socialist-or-leftwing-reformist.

[6] Julian Adorney, “Socialism Set Fire to Venezuela’s Oil Crisis,” Real Clear World, August 29, 2017,
https://www.realclearworld.com/articles/2017/08/29/socialism_set_fire_to_venezuelas_oil_crisis_112520.html.

[7] José Niño, “John Oliver is Wrong About Venezuela – It’s a Socialist Country,” Mises Wire May 30, 2018,
https://mises.org/wire/john-oliver-wrong-about-venezuela-—-its-socialist-country.

[8] “10 Numbers Tell You What Is Going On in Zimbabwe”, BBC Chinese edition (November 11, 2017),
http://www.bbc.com/zhongwen/trad/world-42077093