Đối với rất nhiều bà mẹ có công việc mà nói, giữa việc giáo dục con cái trong gia đình và công việc, thứ nào nên giữ, cái nào nên bỏ, sẽ thường là câu hỏi vô cùng khó xử. Đặc biệt là khi trẻ mới chào đời.

Nên ra ngoài kiếm tiền hay ở nhà chăm con?
(Ảnh minh họa: Gpointstudio, Shutterstock)

Có chuyên gia từng đề xuất rằng trong 3 năm đầu đời người mẹ nên tự mình chăm con. Đối với những người phụ nữ coi trọng sự nghiệp mà nói, nghỉ việc 3 năm ảnh hưởng quá lớn tới họ. Nhưng nếu không thể tự mình chăm con thì các mẹ lại thường chẳng thể yên lòng. Nếu là bạn, gặp phải tình huống này bạn sẽ lựa chọn thế nào?

Có một điều cần phải khẳng định là, một người dẫu sự nghiệp thành công lớn thế nào đi chăng nữa, cũng không thể bù đắp nổi sự thất bại trong việc giáo dục con cái.

Rất nhiều các bà mẹ luôn ôm giữ suy nghĩ rằng cuộc sống thiếu thốn thật vất vả, mệt mỏi, nên hy vọng nỗ lực làm việc, để trẻ có một cuộc sống đầy đủ, tốt đẹp hơn. Nhưng dẫu hưởng thụ vật chất tốt đến đâu, cũng không thể sánh được với việc giáo dục trẻ thật tốt. Sau này khi cá tính đã được hình thành muốn sửa cũng thật khó.

“Nhân chi sơ, tính bản thiện”, mỗi đứa trẻ khi mới chào đời, đều vô cùng ngây thơ, đáng yêu. Nhưng chỉ sau vài năm ngắn ngủi, vì sao có những đứa trẻ trở nên vô cùng ngoan ngoãn, lại có đứa lại ngang ngược vô lý? Bởi lẽ sự giáo dục mà trẻ tiếp xúc thuở ấu thơ vô cùng quan trọng.

Một nhà đầu tư nổi tiếng từng nói: “Bản chất của hạnh phúc chính là một loại cảm giác, là cảm giác gì? Hạnh phúc là cảm giác truy cầu niềm vui có ý nghĩa!” Cho nên dẫu cha mẹ kiếm được nhiều tiền, sự nghiệp phát triển lớn thế nào đi chăng nữa, nếu không giáo dục trẻ tốt, tương lai rất dễ lưu lại hối tiếc, oán giận cho bản thân.

Khi trẻ còn nhỏ dễ uốn nắn, nên việc giáo dục trẻ những năm đầu đời cũng trở nên vô cùng quan trọng. Đương nhiên chúng ta không yêu cầu các bậc làm cha làm mẹ dồn hết thời gian cho con cái, nhưng cũng không thể vì bận rộn với công việc, sự nghiệp mà coi nhẹ việc giáo dục con trẻ.

Vậy nên thay vì hỏi câu: “Nên ra ngoài kiếm tiền hay ở nhà chăm con?”, chúng ta nên hỏi: Bạn sẵn sàng dành bao nhiêu tiếng một ngày cho con? Trong từng ấy thời gian bạn sẽ giúp con phát triển điều gì, dạy bảo con điều gì?

Mời xem video: Nên ra ngoài kiếm tiền hay ở nhà chăm con?

Bạn có thể không ở nhà nuôi con, nhưng bạn cần đặt trách nhiệm giáo dục con lên trên tham vọng gây dựng sự nghiệp.

Một điều vô cùng quan trọng, đó là cha mẹ phải làm gương cho con cái. Con cái chính là tấm gương để cha mẹ phản chiếu chính bản thân mình. Trẻ em biết quan sát và tinh tế hơn người lớn tưởng tượng rất nhiều. Nhìn vào lời nói, hành vi của con, người ta sẽ không khó để biết được cách đối nhân xử thế của cha mẹ.

Nếu bạn thử đến thăm một trường mẫu giáo, bạn sẽ hiểu vấn đề này rất rõ: Cha mẹ mê chơi điện tử, con có xu hướng bạo lực la hét và gây gổ. Cha mẹ thích xem phim ma, một trong những câu đầu tiên bé viết là: “Tao sẽ giết mày”… Những trường hợp nặng hơn có thể gây ra sang chấn tâm lý, và sẽ để lại hậu quả lớn trong việc giáo dục suốt quãng đời sau này của trẻ.

Do vậy nếu các bậc làm cha làm mẹ có thể nghiêm khắc với bản thân mình, luôn làm gương cho con cái, vậy thì đứa trẻ tự nhiên cũng sẽ hình thành nên những phẩm hạnh tốt đẹp.

Đối với trẻ mà nói, chúng không thể lựa chọn cha mẹ, vậy nên những bậc cha mẹ đã đưa trẻ đến với cõi đời này, trách nhiệm và trọng trách của họ đương nhiên không hề nhỏ. Họ phải nhận thức thật rõ trách nhiệm này.

Nói rộng ra, sự hưng suy của một gia đình, hay thậm chí một gia tộc đều nằm ở giáo dục chứ không nằm ở tham vọng thăng tiến.

Tại nước Anh có gia tộc Edwards, mộ đạo, trọng đức, nổi tiếng với việc ham học hỏi, các bậc danh nhân đời nào cũng xuất hiện. Ông tổ Edward là một triết học gia biết nhiều hiểu rộng, tính tình nghiêm túc cẩn trọng. Con cháu đời sau của ông, có 13 người từng làm hiệu trưởng các trường đại học, hàng trăm giáo sư, hơn 80 nhà văn và hơn 60 bác sỹ. Không chỉ có vậy, trong dòng họ này còn có một người từng làm đại sứ, hơn 20 người từng là nhà lập pháp.

Một gia tộc khác là gia tộc Jukes, vô thần, lưu manh, mặc dù cũng nhiều con cháu, nhưng so với gia tộc Edwards lại thua kém hơn rất nhiều: Ông tổ Juke là một kẻ nghiện rượu, tín đồ của chiếu bạc, độc ác có tiếng gần xa. Trong 8 đời từ thời Juke tới nay, có hơn 300 người từng làm ăn mày hoặc đi lang thang, hơn 400 người tàn phế hoặc tử vong vì nghiện rượu, hơn 60 người từng phạm tội lừa gạt, trộm cắp, 7 người phạm tội giết người. Cả một gia tộc không tìm thấy nổi một thế hệ con cháu có tương lai.

Vì thế, kiếm tiền nuôi sống gia đình đương nhiên rất quan trọng, nhưng giáo dục con cái cũng không thể xem nhẹ. Bởi lẽ trẻ không thành người, còn gây nguy hại cho xã hội, thì trách nhiệm chính là ở cha mẹ gây nên.

Hãy dụng tâm giáo dục con cái, tạo nên những người con có phẩm hạnh đoan chính và hiếu thuận. Dẫu chúng không thể gây dựng nên sự nghiệp lớn thì chúng vẫn luôn là niềm kiêu hãnh của cha mẹ.

Theo Vision Times tiếng Trung
Thiên Cầm biên tập

Xem thêm:

Mời xem video: