Người xưa kết giao rất trọng nghĩa khí. Có những người vốn không quen biết, chỉ tình cờ gặp mặt, nghĩa khí tương đầu, kết giao làm huynh đệ, giang tay ra trợ giúp nhau, lại chân thành khiến người người cảm động. Câu chuyện dưới đây được ghi trong cuốn “Thái Thượng Cảm Ứng Thiên Lệ Chứng”, không chỉ là một câu chuyện đẹp về việc kết giao chân thành, mà còn chứng thực rằng làm việc thiện sẽ có thiện báo.

Người xưa kết giao: Nhân nghĩa chân thành, thiện hữu thiện báo
(Tranh minh họa: Bảo tàng Cố Cung Quốc gia Đài Loan, Public Domain)

Thời nhà Thanh, ở huyện Đức Thanh tỉnh Chiết Giang có một người tên là Thái Khải, hoàn cảnh gia đình khá giả. Thái Khải chí khí cao ngút, hành sự chính nghĩa, thường hay cứu giúp người khác trong lúc nguy nan, và cảm thông sâu sắc với cuộc sống khốn khổ của người dân, tự nguyện đi vận chuyển lương thực về kinh thành.

Trên đường vận chuyển lương thực qua sông, đột nhiên Thái Khải nghe thấy có tiếng khóc từ chiếc thuyền bên cạnh nên đã đi tìm xem ai đang khóc. Vốn dĩ đó là tiếng khóc của một thương nhân. Thái Khải hỏi nguyên do, người đó nói: “Tiểu đệ là Phòng Chi Hiếu, sinh sống ở huyện Thượng Cốc tỉnh Sơn Tây. Đệ lái thuyền chở than lên kinh để bán, nhưng thật không may là hôm qua nhận được thư từ gia đình báo tin phụ thân bệnh tình nguy kịch. Đệ nóng lòng muốn quay về, muốn để lại hàng hóa ở đây nhưng không có ai trông giúp. Lúc ra khỏi nhà đệ chỉ mang theo lộ phí đủ để đến đây, hàng hóa còn chưa được bán nên không có lộ phí về nhà. Chính vì vậy đệ cảm thấy vô cùng đau khổ.”

Thái Khải nói: “Phụ thân bệnh tình nguy kịch, đệ cần phải mau chóng về nhà. Ta đang trên đường vận chuyển lương thực về kinh, nếu đệ thấy được thì hãy gửi thuyền chở than cho ta, ta mang đi cùng, đến kinh thành bán hàng giúp đệ. Sau khi bán xong, ta sẽ giao lại hết lợi nhuận cho đệ. Không biết đệ thấy yên tâm chưa? Ta có dư chút tiền nên có thể tặng cho đệ làm lộ phí về nhà. Không biết đệ cần bao nhiêu?”

Phòng Chi Hiếu vô cùng cảm động, bèn nói: “Hàng hóa có mười thuyền lớn, giá gốc là 282 nghìn đồng, đều có sổ sách ghi chép chi tiết để kiểm tra. Còn lộ phí về nhà 102 đồng là đủ.”

Nói xong, Phòng Chi Hiếu trao hàng hóa và sổ sách cho Thái Khải. Thái Khải một mặt nhận hàng, một mặt đưa 202 đồng lộ phí cho Phòng Chi Hiếu. Phòng Chi Hiếu tâm tình khẩn trương, từ biệt Thái Khải rồi đi về Sơn Tây. Thái Khải cùng thuyền chở lương và thuyền chở than đi tiếp.

Sau khi đến kinh thành, Thái Khải bàn giao lương thực. Ngay đúng lúc kinh thành khan hiếm than đá, Thái Khải bán than theo đúng giá trên thị trường, sau khi tính toán lợi nhuận rồi trừ đi giá gốc là 282 nghìn đồng thì dư ra hơn 1 vạn. Thái Khải nghĩ rằng đến Phòng Chi Hiếu, không quản đường xá, đến Sơn Tây bàn giao sổ sách cho Phòng Chi Hiếu. Phòng Chi Hiếu vô cùng ngạc nhiên nói: “Đệ chịu ân huệ của huynh, quay về chăm sóc phụ thân nay bệnh tình phụ thân đã khỏi, lại làm phiền huynh lo giúp việc kinh doanh. Đệ chỉ lấy đủ số tiền vốn có, phần dư ra 1 vạn là tiền của huynh, làm sao tiểu đệ có thể nhận lấy được? Số tiền này đệ đây không dám nhận.”

Thái Khải nói: “Trước tiên đệ có việc phải gánh vác, đệ đang trong tình trạng cấp bách thì huynh cũng lo lắng, huynh giúp đệ không phải vì muốn có được lợi ích. Huynh làm sao có thể phân chia số tiền này với đệ chứ?” Nói xong Thái Khải đặt sổ sách xuống rồi dứt khoát rời đi.

Thái Khải quay trở về quê nhà đúng lúc Chiết Giang gặp phải mùa màng thất thu, đời sống khó khăn. Thái Khải lập tức dùng hết của cải tích lũy mang đi cứu tế người dân thiếu ăn thiếu mặc ở địa phương.

Phòng Chi Hiếu không an tâm, tìm đến Chiết Giang để đưa 202 đồng lộ phí và phần lợi nhuận bán than. Thái Khải kiên quyết từ chối không nhận. Hai người đùn đẩy qua lại, cuối cùng Phòng Chi Hiếu đã quyết định dùng toàn bộ số ngân lượng này giúp đỡ người dân gặp tai họa.

Về sau Thái Khải sống thọ hơn trăm tuổi, gia đạo hưng thịnh. Con cái ông trung thực, học đến tiến sĩ, làm quan đến chức ngự sử tỉnh Phúc Kiến. Cháu ông cũng học đến tiến sĩ, làm quan đến sử bộ thị lang. Chắt ông là Dịch Sâm là tiến sĩ, làm quan đến chức đại học sĩ Đông Các. Trạng nguyên Khải Tôn năm Canh Tuất Khang Hy và Trạng nguyên Thăng Nguyên năm Nhâm Tuất Khang Hy đều là hậu nhân của Thái Khải.

Nhà họ Phòng của Phòng Chi Hiếu cũng trở thành một danh gia vọng tộc ở vùng Sơn Tây.

Người ta nói gia tộc của Thái Khải và Phòng Chi Hiếu hưng thịnh chính là nhờ tổ tiên tích đức mà có.

Lời xưa nói rằng: “Làm nhiều việc thiện nhất định sau này sẽ có phúc”, “Không cần nói nhân quả không ai nhìn thấy, xa thì nhìn thấy ở đời con cháu gần thì nhìn thấy ở bản thân mình”. Người xưa chú trọng phẩm hạnh và hành vi đoan chính, làm việc đều giảng thiên lý và lương tâm, lấy tấm lòng nhân ái và cung kính thiện đãi người khác, vui vẻ giúp đỡ người khác chứ không cầu hồi báo, tuy vậy thiên lý rất nhanh sẽ hồi đáp người đó. Con người hướng thiện làm việc thiện không chỉ mang đến mệnh tốt cho bản thân mình, mà còn đặt định nền tảng tích phúc đức cho con cháu nữa.

Trích từ “Văn hóa thần truyền: Nhân nghĩa giúp người, thiện hữu thiện báo”
Đăng trên Minghui.org
Tác giả: Trí Chân

Xem thêm:

Mời xem video: