Cổ nhân có câu: “Quốc vô nghĩa, tuy đại tất vong. Nhân vô thiện, tuy dũng tất thương”, một quốc gia nếu không có chính nghĩa thì cho dù rất mạnh, rất lớn cũng chắc chắn sẽ sụp đổ, còn một người nếu không có chí hướng tốt đẹp thì cho dù dũng mãnh, gan dạ cũng sẽ bị thương vong. Trong suốt chiều dài lịch sử từ thời cổ đại đến nay có rất nhiều trường hợp minh chứng cho đạo lý này.

La Mã Cổ Đại từng là đế quốc cường đại bậc nhất trong lịch sử thế giới. Trong quá trình tồn tại của mình từ năm 27 trước Công Nguyên, đế quốc La Mã đã chứng kiến quá nhiều thăng trầm. Sau hai thế kỷ đầu thịnh vượng là một giai đoạn bất ổn định và khủng hoảng, khiến đế quốc bị chia đôi. Sự tàn bạo của các vị hoàng đế La Mã trong khi đàn áp các tín đồ Cơ Đốc đã kéo tụt đạo đức toàn xã hội, khiến thiên tai nhân họa liên tiếp nổi lên.

Thời đó, bạo chúa Nero đã dùng khủng bố làm chính sách cai trị, lấy cớ hỏa hoạn La Mã để đàn áp tín đồ Cơ Đốc một cách tàn nhẫn nhất. Sau Nero, còn có nhiều hoàng đế La Mã khác đàn áp tín đồ Cơ Đốc, từ năm 64 sau CN đến đầu thế kỷ thứ 4, tổng cộng đã xảy ra hơn mười lần đàn áp như thế. Hình phạt dành cho các tín đồ có thể kể đến như: đóng đinh vào giá chữ thập, khoác da thú để ác thú cắn chết, đóng đinh họ vào cột làm đuốc dần dần thiêu chết… Các tín đồ Cơ Đốc hoặc là lựa chọn hối lỗi, hoặc lựa chọn cái chết. Rất nhiều tín đồ không từ bỏ đức tin bị giết. Chính từ sự đàn áp đối với tín đồ Cơ Đốc mà đế quốc La Mã bắt đầu liên tiếp phải chịu hậu quả từ thiên tai và dịch bệnh, tình hình kinh tế không ngừng xấu đi, đi đến bước đường suy vong. (Xem bài: Bệnh dịch đáng sợ khiến một La Mã không có đối thủ phải suy tàn)

Quốc gia bất nghĩa, dẫu mạnh cũng sẽ sụp đổ
Tín đồ Kitô bị treo lên làm “đuốc thịt” mua vui cho vua quan La Mã. (Tranh: Nero’s Torches, Họa sĩ Henryk Siemiradzki, 1876, National Museum Kraków, Public Domain, Wikipedia)

Trong thế kỷ tồn tại thứ tư, sự xuất hiện của Constantine Đại Đế mở đầu cho sự nở rộ của Cơ Đốc giáo. Phần đế quốc La Mã (đế quốc Byzantine) mà Constantine Đại Đế (272-337 SCN) sùng đạo đặt định cơ sở tại Byzantium thì tiếp tục duy trì, trong khi phần đế quốc còn lại vốn đàn áp tàn khốc Cơ Đốc giáo thì đoản mệnh. Thế kỷ thứ năm, sau sự sụp đổ của Tây La Mã, đế quốc La Mã hợp nhất lại thành đế quốc Byzantine và trải qua 1000 năm cho đến khi hoàn toàn thất thủ trước Đế quốc Ottoman.

Trong sử sách Trung Hoa, Tùy Văn Đế Dương Kiên vốn là một vị hoàng đế cần kiệm, sáng suốt. Ông đã kết thúc trạng thái cát cứ phân tách của đất nước Trung Hoa suốt 400 năm từ cuối những năm Đông Hán kéo dài đến nhà Tùy. Vì vậy, ông được người đời sau ca tụng là một vị minh quân. Tuy nhiên sau khi người kế nghiệp Tùy Văn Đế là Dương Quảng lên ngôi, ông ta hoang dâm vô độ, háo sắc, hiếu chiến, khiến cho cơ nghiệp nhà Tùy hùng mạnh không còn gì chỉ trong hơn 10 năm ngắn ngủi. Cuối cùng, Dương Quảng bị chết và đất nước bị diệt vong. Cả triều đại nhà Tùy chỉ tồn tại vẻn vẹn trong 38 năm lịch sử.

Quốc gia bất nghĩa, dẫu mạnh cũng sẽ sụp đổ
Tùy Dạng Đế Dương Quảng. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Dương Quảng là một vị hoàng đế bất tài, nhưng ngay cả một vị hoàng đế có tài như Thương Trụ Vương cũng không thoát khỏi kiếp số. Ngay từ nhỏ, Trụ Vương đã thông minh, có tài ăn nói không ai biện luận bằng, có thể hành động nhanh nhẹn dứt khoát và có sức khỏe hơn người. Theo sử sách ghi chép, Trụ Vương có thể tay không vật lộn với mãnh thú. Nhưng ông lại vô cùng bảo thủ, không nghe lời khuyên can từ người khác, cho rằng người trong thiên hạ không ai có tài bằng mình. Sau khi kế vị, Trụ Vương tăng thuế cao đối với dân chúng, sưu tập rất nhiều vật lạ quý báu, xây dựng thêm nhiều cung thất, lầu gác, lâm viên để vui chơi ngắm cảnh, thỏa mãn nhục dục và nữ sắc. Ông ta cũng giết hại tàn nhẫn trung lương, đề ra các khổ hình ngày càng tàn nhẫn. Nhưng cuối cùng, dù quân đội đông và mạnh hơn, nhà Thương cũng bị mất dưới tay Chu Vũ Vương, Trụ Vương phải tự kết liễu đời mình.

Một trường hợp tương tự trong lịch sử thế giới hiện đại là Adolf Hitler (1889-1945). Hitler ngay từ nhỏ là người có đam mê hội họa. Tự tin với tài năng của mình, Hitler đã quyết định đăng ký dự thi vào Học viện Mỹ thuật danh tiếng ở Vienna. Nhưng khi biết mình nằm trong danh sách 85 thi sính bị trượt trong số 113 người dự thi, Hitler đã vô cùng thất vọng: “Nó như một tia chớp làm lóa mắt tôi” (Mein Kampf, Adolf Hitler).

Sau này, cùng với việc tham gia vào quân đội và chính trường Đức, mang theo nỗi uất hận của cuộc đời học sinh không như ý, Hitler bắt đầu nuôi dưỡng một lý niệm cuồng say rằng, dân tộc của mình mới là dân tộc ưu tú nhất trên thế giới. Hitler coi hết thảy các dân tộc khác đều là hạ đẳng hoặc là chủng tộc thấp hèn. Dưới sự thúc đẩy mạnh mẽ của lý niệm ấy, Hitler vươn tới quyền uy và cường đại. Loại khát vọng đáng sợ này đã trở thành một trong những nguyên nhân tạo thành cuộc chiến tranh thế giới thứ hai. Cuộc chiến tranh khiến máu chảy thành sông, hơn nữa người Do Thái dưới sự đàn áp của Đức Quốc xã suýt nữa rơi vào nguy cơ tận diệt, phải lưu vong khắp thế giới.

Tuy nhiên cuối cùng, kết quả của sự tàn bạo mà Hitler gieo rắc là Đức Quốc Xã sụp đổ.

Lịch sử là bánh xe luân chuyển, quốc gia bất nghĩa, dẫu mạnh cũng sẽ sụp đổ, dù nó có hùng cường đến đâu. Siêu cường Liên Xô chẳng phải cũng sụp đổ rồi hay sao?

Embed from Getty Images

Bức tường Berlin sụp đổ, trong hiệu ứng tan rã domino của Liên Xô và các nước Đông Âu.

Quốc gia, dân tộc có thiện niệm là phù hợp với Thiên đạo nên mới có được sự may mắn, lập thiện chí mới có thể kết được thiện quả. Quốc gia không có thiện chí, đơn thuần chỉ vì lợi ích của bản thân mà tranh mà đấu thì càng quẫy đạp, càng vùng vẫy, càng bị tổn hại, thương vong.

Quyền lực và kim tiền khiến bao kẻ bị mê mờ mà cuối cùng gặp phải kết cục bi thảm, tai ương ngập đầu. Một quốc gia, một đảng phái nếu chạy theo những giá trị ấy thì điều chờ đợi chính là sự đào thải của lịch sử.

An Hòa

Xem thêm:

Mời nghe radio: