Raffaello Sanzio da Urbino, hay Raphael (1483-1520), là họa sĩ và kiến trúc sư nổi tiếng của thời kỳ Phục Hưng. Ông được công nhận là một trong ba thiên tài hội họa nổi bật nhất của thời kỳ này, cùng với Michelangelo và Leornado da Vinci. Các tác phẩm của Raphael được công chúng ngưỡng mộ về bố cục, tạo hình và hiệu ứng thị giác tinh tế.

Raphael và tỉ lệ vàng trong hội họa Phục Hưng
Bức “Học viện Athen” của Raphael. (Tranh: Wikipedia, Public Domain)

Một trong những tác phẩm nổi tiếng nhất của Raphael là bức “School of Athens” (Tạm dịch: Học viện Athen). Đây là một bức bích họa nằm trong căn phòng Stanza della Segnatura, nơi các Giáo hoàng ký những văn bản quan trọng tại quần thể kiến trúc Thánh Điện tọa lạc tại Vatican.

Raphael và tỉ lệ vàng trong hội họa Phục Hưng
Giữa tranh là hai đại triết gia Plato và Aristotle. Trong tay Plato là cuốn Timaeus, một cuốn sách nói về không gian, thời gian, cùng sự vận động của Trái Đất, của vũ trụ. Còn Aristotle thì cầm trên tay mình cuốn Ethics (đạo đức), và có thể đang muốn nói rằng: đạo đức là thứ không thể biểu đạt được bằng khoa học (Xem bài: Tuyệt tác các căn phòng Raphael – Kỳ II: Nhân loại kiếm tìm chân lý).

Bức “Học viện Athen” đã truyền tải trọn vẹn tinh thần của hội họa thời kỳ Phục Hưng, và được xem là kiệt tác của Raphael. Bên cạnh đó, nó còn là sự kết hợp đỉnh cao giữa nghệ thuật và toán học. Năm 1509, Luca Pacioli xuất bản cuốn sách “De Divina Proportione” (Tạm dịch: Tỷ lệ thần thánh) minh họa bằng nhiều bức tranh của Leonardo da Vinci. Bức “Học viện Athen” của Raphael là sự áp dụng hoàn hảo cho những kỹ thuật được Luca Pacioli nhắc đến. Nó cho thấy rằng nền tảng nghệ thuật và toán học của thời kỳ Phục Hưng thực sự đã vượt xa tư duy thông thường của con người hiện đại.

Con số thần thánh

Tỷ lệ thần thánh hay tỷ lệ vàng là một tỷ lệ được nghiên cứu và sử dụng phổ biến trong các tác phẩm hội họa và kiến trúc thời Phục Hưng cũng như các kiến trúc cổ đại từ hàng nghìn năm trước. Thiên tài của nước Ý, Leonardo Da Vinci, cũng dành rất nhiều tâm lực để nghiên cứu về tỷ lệ vàng, về số Phi, về sự liên hệ hoàn mỹ giữa các bộ phận trên thân thể người, và việc áp dụng nó vào trong các bức tranh (Xem bài: Bức “Vitruvian Man” của Leonardo Da Vinci: Tỷ lệ hoàn mĩ của cơ thể con người).

Một cách trực quan nhất, tỷ lệ vàng có thể được xây dựng bằng các hình vuông. Bắt đầu bằng 1 hình vuông có cạnh bằng 1, ghép chúng lại để tạo ra 1 hình chữ nhật. Sau đó, lấy cạnh dài của hình chữ nhật để tạo ra một hình vuông có cạnh bằng 2, ghép nó vào 2 hình vuông đầu. Cứ tiếp tục như thế, ta sẽ xây dựng được một hình chữ nhật ghép bởi các hình vuông. Lúc này, tỷ lệ vàng chính là tỷ lệ được phân chia giữa hai phần của hình chữ nhật trên cạnh dài của nó. Về mặt toán học, tỷ lệ vàng là một số vô tỉ: 1,6180339…

Raphael và tỉ lệ vàng trong hội họa Phục Hưng
Hình chữ nhật được phân chia theo tỷ lệ hoàn mĩ như mô tả, được xây dựng từ các hình vuông với các cạnh tăng dần là 1, 1, 2, 3, 5, 8, 13, 21, 34, 55… (dãy số Fibonacci) (Ảnh: Jahobr, Wikipedia, CC0 1.0)

Khi tạo ra một đường cong nội tiếp các cạnh của hình chữ nhật tại điểm phân chia tỷ lệ vàng, ta có một đường cong vàng. Đường cong vàng này thuộc loại đường cong logarit, vậy nên dù bị phóng to hay thu nhỏ, thì vẫn chỉ là một đường cong đó mà thôi, nó không hề thay đổi, cũng giống như chúng ta không thể phóng to hay thu nhỏ một góc vậy.

Raphael và tỉ lệ vàng trong hội họa Phục Hưng
(Ảnh: Jahobr, Wikipedia, CC0 1.0)

Gần như tất cả các tác phẩm kinh điển nhất của hội họa đều được tạo ra theo tỷ lệ vàng, hoặc áp dụng công thức liên quan với nó. Đặc biệt, các tác phẩm hội họa của ba bậc thầy thời kỳ Phục Hưng đều áp dụng công thức này.

Nghiên cứu sâu hơn, người ta phát hiện các bậc thầy về nghệ thuật ở Ai Cập cổ đại, La Mã cổ đại đã ý thức được tỷ lệ vàng từ lâu đời. Nó thống trị trong nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc, hội họa. Cho tới mãi sau này, tỷ lệ vàng lại được tìm thấy, và các nhà thờ ở châu Âu cũng được áp dụng nó để xây dựng nên.

Tỷ lệ vàng trong bức “Học viện Athen”

Quá nhiều chi tiết trong bức “Học viện Athen” đều có hàm chứa tỷ lệ vàng, từ các mái vòm, các bậc thang, đến bố cục của các nhân vật trong tranh.

1 3

Raphael và tỉ lệ vàng trong hội họa Phục Hưng

Raphael và tỉ lệ vàng trong hội họa Phục Hưng

Raphael và tỉ lệ vàng trong hội họa Phục Hưng

6 3

 

Raphael và tỉ lệ vàng trong hội họa Phục Hưng

3 2 Raphael và tỉ lệ vàng trong hội họa Phục Hưng

Tất nhiên, một bức tranh có thể có hàng ngàn đường nét, đường bố cục và hình khối phức tạp, vì vậy một số người sẽ cảm thấy việc tìm ra tỷ lệ vàng trong tranh chỉ là ngẫu nhiên. Nhưng nếu như sử dụng các phần mềm tìm kiếm đồ họa, bạn sẽ thấy rằng số lượng bố cục tỷ lệ vàng trong bức “Học viện Athen” là rất phong phú. Các tỷ lệ vàng đã xác định vị trí trên mái vòm đầu tiên và thứ hai trong tranh, đầu các cầu thang, các bậc thang, và bố cục cùng vị trí đứng ngồi của các nhân vật. Việc áp dụng tỷ lệ vàng một cách linh hoạt đến như vậy cho thấy Raphael quả thật có một bộ óc siêu phàm.

Raphael và tỉ lệ vàng trong hội họa Phục Hưng

10 9

Nếu phân tích kỹ lưỡng hơn, chúng ta sẽ thấy rằng về bố cục tổng thể, Raphael đã sử dụng 4 hình chữ nhật mang tỷ lệ vàng theo thứ tự không gian chuyển dịch về sau, với thứ tự màu sắc trên ảnh là đỏ, xanh lá cây, xanh lơ, và xanh nước biển. Đây là một đột phá bậc thầy trong việc áp dụng tỷ lệ vàng vào hội họa mang tính chất không gian.

Tham khảo: “Raphael and the Golden Ratio in Renaissance Art”
Tác giả: Gary Meisner

Lê Anh

Xem thêm:

Mời xem video: