Quy mô lớn nhỏ của trường học không thể hiện sự khác biệt đáng kể trong điều tra về “mức độ đạt được” của “năng lực học tập” tuy nhiên nó thể hiện mối liên quan rất rõ ràng với nguy cơ về nơi nương tựa và identity của học sinh. Ví dụ như, khi nhìn vào điều tra về bạo lực trường học và so sánh tỉ lệ phát sinh trên mỗi học sinh thì trường học có quy mô lớn trên 36 lớp có tỉ lệ phát sinh lớn gấp 30 lần so với trường học có quy mô nhỏ dưới 6 lớp (Điều tra của Bộ Giáo dục, Văn hóa, Thể thao, Khoa học và Công nghệ, 1992). Đối với bỏ học, bắt nạt và trừng phạt thân thể cũng vậy, các tài liệu và điều tra chỉ ra rằng trường càng có quy mô lớn thì càng hay xảy ra tình trạng này. Việc mất đi nơi nương tựa và hời hợt hóa quan hệ giữa con người với con người rõ ràng đã dẫn đến cảm giác cô độc và nguy cơ tồn tại của học sinh cũng như kéo theo nhiều hành động có vấn đề.

Độ lớn của quy mô trường học cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến công việc của giáo viên. Trường học có quy mô càng lớn thì tổ chức càng phức tạp và thời gian, năng lượng dùng cho các hoạt động phức tạp được phân chia chi tiết càng lớn. Thời gian làm việc của giáo viên làm việc ở các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông của nước ta đang trở nên quá tải với trung bình 54 giờ mỗi tuần. Tuy nhiên một nửa thời gian trong số đó lại tiêu tốn vào những việc nằm ngoài nghiên cứu giáo tài và giờ học vốn là những việc thuộc về chuyên môn của giáo viên. Trường càng lớn thì giáo viên càng bận rộn với những công việc râu ria. Việc dành phần lớn thời gian cho nghiên cứu giáo tài, nghiên cứu bài học và đào tạo nội bộ có thể thực hiện được ở các trường nhỏ nhưng đối với các trường lớn thì có thể nói gần như là số không.

Nếu như nhận thức trường học là nơi giáo viên và học sinh cùng nhau học tập, lao động, nghỉ ngơi, sinh hoạt, giao lưu thì cần phải tìm cách phương hướng tái tổ chức trường học thành “cộng động nhỏ”. Nếu du nhập phương thức “mini school” (phương thức điều hành trường học đơn lập được phân chia làm nhiều “house” và mỗi một “house” được coi như một “trường học”), nỗ lực đơn giản hóa bộ máy trường học và chương trình thì sẽ có thể tổ chức được “cộng đồng nhỏ” với khoảng trên 10 giáo viên và dưới 200 học sinh. Ngoài ra, việc tổ chức thí nghiệm “mini school” có các triết lý và dạng thức khác nhau trong cùng một ngôi trường và mở rộng cơ hội lựa chọn cho giáo viên, cha mẹ và học sinh cũng trở nên có thể.

Điều kiện để tái cấu trúc lớp học thành “cộng đồng nhỏ” cũng đang mở rộng. Số học sinh trong lớp học ở nước ta những năm gần đây đang giảm dần, bình quân số học sinh trong mỗi lớp học ở trường tiểu học đã được cải thiện tới 29 (1993). Nếu tính theo đầu giáo viên thì ở tiểu học là 20 học sinh trên giáo viên, ở trung học cơ sở là 17, trung học phổ thông là 18 (1993), so với 40 năm trước thì giảm gần tới một nửa và đang dần có được điều kiện gần như tương đương với Âu Mỹ. Nếu như cân nhắc tới cả những điều kiện như việc đưa vào “team teaching”, sáng tạo ra tổ chức trong nội bộ trường học thì việc tạo ra điều kiện cho lớp học khoảng 20 học sinh cũng không còn là một giấc mơ.

Do đó, vấn đề trung tâm nằm ở năng lực ý tưởng và năng lực thực hành của nội bộ trường học để phát huy các điều kiện mang tính chế độ này. Chiến lược tái tổ chức tổ chức trường học trong mỗi trường học thành “cộng đồng nhỏ” và tái cấu trúc trường học, lớp học thành không gian công cộng gọi là “cộng đồng học tập” đang trở thành vấn đề đặt ra.

Trích từ “Niềm vui học tập” của giáo sư Sato Manabu
Nguyễn Quốc Vương dịch

Theo Facebook Tác giả, dịch giả Nguyễn Quốc Vương

Xem thêm cùng tác giả, dịch giả:

Mời xem video: